Steve Tobak – nhà tư vấn quản lý, huấn luyện viên điều hành, và cựu giám đốc điều hành cấp cao của ngành công nghiệp công nghệ cao tại Thung lũng Silicon, qua quá trình làm việc của mình đã đúc kết được những điều quan trọng này về marketing:
Ảnh minh họa
Nếu bạn yêu cầu 20 lãnh đạo doanh nghiệp định nghĩa về marketing, có thể bạn sẽ nhận được 20 câu trả lời khác nhau. Tại sao lại khó nắm bắt khái niệm về marketing đến vậy?
Có lẽ bởi vì hầu hết các chuyên gia tiếp thị cũng không hiểu chính bản thân họ. Họ giới hạn công việc của mình trong một phạm vi hạn hẹp và chưa thực sự thấy được bức tranh toàn cảnh.
Bất chấp bản chất mơ hồ đó, marketing vẫn đóng vai trò then chốt trong kinh doanh.
Không nhất thiết phải có nhiều tiền mới làm marketing được
Theo cha đẻ của nghệ thuật quản lý hiện đại Peter Drucker thì: “Vì mục đích của việc kinh doanh là tạo ra một khách hàng, công ty kinh doanh có hai và chỉ hai chức năng cơ bản: marketing và đổi mới. Marketing là chức năng khác biệt của một doanh nghiệp”.
Vậy marketing là gì? Nhà đầu tư mạo hiểm huyền thoại tại Silicon Valley và cựu Giám đốc điều hành hãng Intel Bill Davidow cho rằng, “Marketing phải tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh và đưa chúng tới những vị trí hàng đầu trong những phân khúc thị trường khó khăn”.
Điều lạ là Davidow chưa từng học marketing ở trường. Tất cả bằng cấp của ông đều thuộc lĩnh vực kỹ sư điện.
Steve Jobs, một chuyên gia tiếp thị sáng chói khác cũng đã từng bỏ học. Tôi đã từng làm công việc tiếp thị cho một số công ty công nghệ cao và các bằng cấp của tôi đều thuộc lĩnh vực kỹ thuật, không có tấm bằng MBA nào trong số đó.
Vậy các nhà tiếp thị vĩ đại học về marketing ở đâu?
Trong chính công việc.
Các công ty mới khởi sự là nơi tuyệt vời để bạn thu lượm kiến thức về marketing, vì họ chủ yếu phát triển các sản phẩm sáng tạo và lôi kéo sự quan tâm của khách hàng, ngoài ra những điều khác là không đáng kể.
Bên cạnh đó, họ cũng luôn khó khăn về tiền mặt và cần rất nhiều nhân sự đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau. Đó là cách tôi bắt đầu công việc tiếp thị của mình từ hơn 20 năm trước. Dưới đây là 7 sự thật về marketing mà mọi lãnh đạo doanh nghiệp cần biết:
1. Ai cũng nghĩ là mình giỏi
So với các lĩnh vực khác thì marketing có nhiều điều khó hiểu hơn, và rất khó phân biệt thật – hư, hay – dở. Như David Hornik của Công ty August Capital từng nói: “Các nhà đầu tư mạo hiểm thích nghĩ rằng họ là những thiên tài trong lĩnh vực marketing”. Theo ông, lý do là “chúng tôi có thể “chém gió” một cách thuyết phục”. Họ không phải là những người duy nhất làm điều đó.
2. Thương hiệu sẽ vẫn thắng
Nhiều người nghĩ thương mại điện tử sẽ cào bằng sân chơi và làm lộ ra những bất cập trong việc xây dựng thương hiệu. Không những điều này không xảy ra, mà mọi việc còn diễn ra theo hướng ngược lại. Trở lại với thời cực thịnh của AOL, Bob Pittman đã từng nói rằng: “Coca-Cola đã không qua được phần kiểm tra về hương vị. Microsoft không có được hệ thống hoạt động tốt nhất. Nhưng thương hiệu đã thắng”. Các thương hiệu lớn như Apple, Google, Coca-Cola, IBM và Microsoft vẫn luôn mạnh.
3. Marketing nghĩa là thấu hiểu mọi người
Marketing là xác định những gì khách hàng muốn, đôi khi trước cả khi họ biết điều đó. Nếu bạn có sở trường về lĩnh vực này thì hãy tin tưởng vào khả năng của mình. Hãy tập trung vào một nhóm khách hàng trước. Ngay cả trong các thương vụ B2B, giống như thị trường ảo, mọi sản phẩm vẫn đều do con người trong thế giới thực mua.
4. Marketer giỏi không phải nhà phát minh
Một số người là những nhà cách tân vĩ đại. Họ có những khái niệm điên rồ mà không ai từng nghĩ đến. Nhưng những chuyên gia tiếp thị giỏi lại có xu hướng trở thành những nhà cách tân, biến phát minh thành thứ sử dụng được. Marketing phát triển dựa trên việc tái sử dụng các ý tưởng theo những cách mới.
Chương trình xây dựng thương hiệu đầu tiên của hãng Intel Inside thực ra là một kế hoạch marketing gồm nhiều thành phần hợp lại và được sửa lại cho hợp với ngành công nghiệp sản xuất máy tính cá nhân.
5. Marketing không phải trách nhiệm của riêng phòng marketing
Marketing là thành phần cốt lõi trong quá trình vận hành của một doanh nghiệp. Đó là lĩnh vực liên quan tất cả các lĩnh vực khác như phát triển sản phẩm, sản xuất, tài chính, truyền thông và bán hàng. Những người làm marketing đóng vai trò quan trọng trong công ty. Mọi thành viên của ban lãnh đạo đều phải hỗ trợ cho bộ phận marketing.
6. Thị trường là một bài toán có tổng bằng 0
Trái với quan niệm thông thường rằng trong kinh doanh, chiến thắng là tất cả. Mọi giao dịch đều có một người mua và một người bán. Nếu bạn làm cho cả người mua và người bán đều thấy mình chiến thắng mới đúng là làm marketing giỏi.
7. Không nhất thiết phải có nhiều tiền
Với một chiến lược truyền thông đúng, nhà tiếp thị giỏi có thể tạo ra một làn sóng khách hàng phấn khích, nhu cầu sẽ từ đó lan truyền đi. Việc này có thể được thực hiện với một ngân sách rất nhỏ.
Steve Jobs đã từng là một bậc thầy trong việc cất giấu bí mật và kiểm soát chính xác thời điểm cũng như cách những người khác biết thông tin về các sản phẩm của Apple.
Sự thật là những nhà tiếp thị vĩ đại như thế rất hiếm. Câu hỏi đặt ra là ai là người bạn có thể giao phó trách nhiệm trong lĩnh vực quan trọng nhất của công ty?
Theo Entrepreneur/DNSG
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông