Kiến thức Marketing Những thói quen làm hại thương hiệu

Những thói quen làm hại thương hiệu

4
Ranh giới giữa cách thức tiếp thị tốt và xấu có thể rất mong manh. Sau đây là những hành vi tiếp thị gây tổn hại mà ngay cả những thương hiệu lớn cũng mắc phải.
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam
Ảnh minh họa
Chia sẻ quá nhiều trên mạng xã hội
Việc tạo ra các kết nối sâu sắc với người tiêu dùng trên các trang mạng xã hội không hề dễ dàng. Kết nối mà không thu hút được khách hàng thì kết nối trở nên vô nghĩa, mở rộng kết nối cũng đồng thời là mở rộng sự giám sát. Vì vậy, trên mạng xã hội, các công ty phải truyền tải các thông điệp hữu ích, có tính giải trí và khả năng tương tác hơn là những bài viết với mục tiêu bán hàng.
Chỉ một sai lầm đơn giản đã có thể phá hoại toàn bộ nỗ lực của doanh nghiệp và sai lầm đó có thể là việc chia sẻ quá nhiều trên mạng xã hội. Socialbakers đã phân tích các nội dung từ các trang Facebook của các thương hiệu hàng đầu và kết luận rằng, nếu thương hiệu đăng bài viết ít hơn hai lần một tuần, họ có thể không duy trì được kết nối với người tiêu dùng.
Tuy nhiên, đăng nhiều hơn hai lần một ngày cũng sẽ dẫn đến việc làm giảm sự quan tâm của khách hàng. Để hiểu được tầm quan trọng của việc duy trì con số một bài viết, hãy kiểm tra số lượng tuyệt đối của việc nhấn “like”, chia sẻ và bình luận được tích lũy trên Facebook.
Ngoài ra, nghiên cứu của Socialbakers về việc đăng “tweet” của các thương hiệu cho thấy, tỷ lệ tham gia trung bình giảm sau khi đăng “tweet” thứ ba trong ngày. Do đó, đăng “tweet” ba lần hoặc ít hơn trong một ngày sẽ đảm bảo số lượng người tham gia tốt nhất.
Hiệu ứng đoàn tàu
Theo MediaPost, 76% các nhà tiếp thị đang sử dụng thời gian tiếp thị thực và 88% cho rằng nó quan trọng với kế hoạch năm 2014. Do đó, họ đang chạy theo xu hướng tiếp cận khách hàng với nội dung theo ngữ cảnh. Và nhiều thương hiệu đã thành công, như Oreo với “Dunk in the Dark”, hay “Gravity” tweet của NASA trong giải Oscar, nhưng cũng có vô số thương hiệu thất bại.
Các thương hiệu có thể được hưởng lợi một cách nhanh chóng từ việc áp dụng các chiến thuật tiếp thị mới nhất. Tuy nhiên, đổi mới này phải đi cùng với việc xác định mục tiêu chiến lược tổng thể, nếu không sẽ có nguy cơ không có mục đích rõ ràng.
Nói cách khác, việc áp dụng chiến thuật tiếp thị mới nếu chỉ để bán hàng thì sẽ không đi đến đâu. Việc này khiến người ta liên tưởng đến hiệu ứng đoàn tàu (Bandwagon effect), nghĩa là một người có khuynh hướng làm theo hay tin theo một việc có nhiều người làm dù chẳng hiểu tại sao.
Dựa vào tự động hóa
Khi áp dụng một cách chính xác, thủ thuật tự động trả lời tin nhắn, email, bình luận… có hiệu quả trong việc quản lý thời gian của nội dung tiếp thị để đáp ứng hành vi của người tiêu dùng. Nhưng khi được sử dụng không chính xác, tự động hóa tiếp thị sẽ cắt xén các kết nối với khách hàng.
Chế độ tự động trả lời làm tăng tỷ lệ đáp ứng, nhưng khi trả lời chung chung, không thích hợp, hoặc không phù hợp, thì tỷ lệ đáp ứng cao cũng không có ý nghĩa gì. Mặt khác, các thương hiệu sẽ bỏ lỡ toàn bộ các cuộc hội thoại với người tiêu dùng. Thậm chí còn xảy ra những chuyện nực cười như khách hàng đăng một lời khen trên trang Facebook của Pizza Domino, thì đã nhận được… một lời xin lỗi!
Tạo nội dung không phải cho người tiêu dùng
Trang web trực quan hấp dẫn Ecomagination của GE là nơi có các bài viết, video và hình ảnh tập trung vào sự đổi mới xanh và công nghệ sạch. Đáng tiếc là khi nghiên cứu thêm, phần lớn các nội dung trên trang web này là tự quảng cáo, tập trung chủ yếu vào làm nổi bật những thành tựu của GE chứ không phải là vẽ một bức chân dung toàn diện về các chủ đề. Chắc chắn, nội dung này rất quan trọng đối với GE, nhưng liệu khách hàng và người tiêu dùng có quan tâm đến những nội dung đó?
Đừng quên mục đích của nội dung tiếp thị. Theo Content Marketing Institute, chức năng của tiếp thị nội dung là để “thu hút và giữ được khách hàng bằng cách tạo ra một cách nhất quán và quản lý những nội dung có liên quan và có giá trị với mục đích thay đổi hay tăng cường hành vi của người tiêu dùng”.
Nếu nội dung không liên quan và không có giá trị đối với người tiêu dùng, thì nó hoàn toàn vô nghĩa. Do đó, để một thương hiệu thực sự tận dụng được tiềm năng của tiếp thị nội dung, thì không nên tiếp cận việc sáng tạo nội dung từ quan điểm bán hàng, nhưng cần đánh giá giá trị của nội dung trong mối liên hệ giữa thực tiễn và sức hấp dẫn thực sự.
Để có hiệu quả, các thương hiệu phải tiếp tục tạo ra những nội dung từ quan điểm của người tiêu dùng và luôn luôn nhớ rằng, hãy cung cấp giá trị, không phải số lượng.

Theo iMedia

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không