Việc “săn tìm” ứng viên thích hợp cho một vị trí tuyển dụng có thể làm nản chí bất cứ nhà tuyển dụng nào. Có nhiều yếu tố mà một nhà tuyển dụng chuyên nghiệp cần tìm hiểu như kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn, tính cách, sự phù hợp của ứng viên với văn hoá công ty… Liệu có bí quyết đơn giản nào giúp bạn tuyển đúng người tài?
Ảnh minh họa
Trong mọi trường hợp, các chuyên gia nhân sự cho rằng một trong những bí quyết để tuyển dụng thành công là: xác định rõ bạn cần gì ở ứng viên. Điều đó sẽ giúp bạn lọc ra những ứng viên bình thường và giữ lại người giỏi.
Bài viết này sẽ giúp bạn xác định 2 vấn đề chính: những trách nhiệm và kỹ năng chính mà ứng viên được tuyển sẽ đảm trách và các thông tin cơ bản khác mà ứng viên cần có để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Xác định các trách nhiệm và kỹ năng chính mà người được tuyển đảm trách
Bạn chỉ cần quan sát những gì mà nhân viên đương nhiệm đang làm. Hãy ngồi cùng với nhân viên này và hỏi xem anh ta phân bổ thời gian làm việc trong ngày như thế nào, anh ta sử dụng những công cụ nào hỗ trợ cho công việc (ví dụ các chương trình phần mềm hoặc các nguồn thông tin), anh ta trao đổi với ai trong công việc và những thử thách mà anh ta thường gặp phải…
Từ đó bạn sẽ viết ra các yêu cầu dành cho công việc này và so sánh chúng với bảng mô tả công việc bạn đã chuẩn bị trước đây. Hãy đảm bảo rằng bạn không bỏ sót bất kỳ điểm quan trọng nào. Trong trường hợp bạn muốn tuyển một vị trí chưa có trước đây trong công ty, bạn cần cân nhắc thật kỹ để xác định các trách nhiệm chính mà ứng viên cần có.
Xác định các thông tin cơ bản khác: kinh nghiệm làm việc và trình độ học vấn
Tiếp theo, bạn sẽ dựa vào kinh nghiệm làm việc và trình độ học vấn của ứng viên để đánh giá khả năng của anh ta.
Về kinh nghiệm làm việc, bạn sẽ đánh giá ứng viên trên 3 điểm chính: kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực hoạt động của công ty bạn, kinh nghiệm chuyên môn, và kinh nghiệm làm việc với các công ty có nhiều quy mô khác nhau. Kinh nghiệm về lĩnh vực hoạt động của công ty và kinh nghiệm chuyên môn đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với những vị trí yêu cầu có kiến thức về sản phẩm và đối thủ cạnh tranh. Nếu ứng viên không đáp ứng đủ các yêu cầu này, bạn cần tìm hiểu xem ứng viên có thể học hỏi để nâng cao các kỹ năng và kiến thức này không và liệu công ty bạn có thể đầu tư thời gian và tiền bạc để đào tạo họ hay không.
Về trình độ học vấn, bạn cần xác định xem công việc có đòi hỏi ứng viên phải tốt nghiệp từ một cơ sở đào tạo cụ thể nào không (như trường dạy nghề hoặc các trường Đại học Kinh tế, Bách Khoa…), có bằng cấp hoặc chứng chỉ chuyên ngành nào không. Cũng có thể ứng viên bạn cần là sinh viên tốt nghiệp xuất sắc từ một trường danh tiếng nào đó hoặc có bằng cấp cao trong một lĩnh vực nghề nghiệp nào đó.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông