Kiến thức Tuyển dụng Những điều nhà tuyển dụng nên biết về ứng viên

Những điều nhà tuyển dụng nên biết về ứng viên

12
Tìm hiểu về ứng viên là một nhiệm vụ rất quan trọng và không thể thiếu của nhà tuyển dụng. Bạn càng hiểu biết rõ về ứng viên thì cuộc phỏng vấn của bạn sẽ càng thành công. Để giúp bạn hiểu rõ về mong muốn và khả năng của ứng viên, dưới đây là những điều bạn nên “khám phá” về ứng viên: 
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Mức lương hiện tại của ứng viên là bao nhiêu? Bạn nên hỏi ứng viên mức lương cơ bản hiện tại và tổng thu nhập hàng tháng của họ. Từ đó, bạn sẽ có cơ sở để xây dựng mức lương và thưởng cho nhân viên một cách hợp lý. 
Phương tiện đi lại? Nếu bạn biết rõ được ứng viên đi lại bằng phương tiện gì hoặc có những khó khăn gì trong việc đi lại từ nhà đến cơ quan, liệu ứng viên có hay bị tắc đường… thì bạn sẽ có thể ngồi lại cùng bàn bạc với ứng viên về những phương án đi lại hoặc hỗ trợ sao cho hợp lý. Ngoài ra, nếu công ty bạn có hỗ trợ phương tiện đi lại cho nhân viên thì đây quả là một điểm mạnh mà bạn nên quảng cáo với ứng viên. 
Trong điều kiện nào thì ứng viên thực hiện công việc tốt nhất? Có những ứng viên làm việc một mình hiệu quả nhất nhưng ngược lại một số lại thực hiện công việc tốt nhất trong nhóm. Vì vậy, hiểu rõ về phong cách làm việc của ứng viên là điều rất cần thiết. 
Điểm mạnh và điểm yếu của ứng viên là gì? Con người chẳng ai là hoàn thiện. Vì vậy, khi phỏng vấn ứng viên, bạn cần phải hiểu rõ những thế mạnh và hạn chế của ứng viên. Từ đó, bạn mới có thể đánh giá xem những thế mạnh và hạn chế đó của ứng viên có ảnh hưởng như thế nào đối với vị trí công việc. Ngoài ra, bạn cũng nên hỏi ứng viên về những công việc và nhiệm vụ mà họ không thích thực hiện. Bởi vì, hầu hết mọi người đều khó có thể làm tốt phần việc mà họ không thích. 
Những điều ứng viên mong muốn ở vị trí công việc mới. Mọi ứng viên đều có nhu cầu. Hãy cố gắng tìm hiểu những điều ứng viên muốn ở vị trí công việc mới. Tỏ ra thoải mái với ứng viên trong suốt quá trình phong vấn bằng những câu hỏi mở hoặc bằng các tình huống. 
Ứng viên có đi phỏng vấn ở nơi nào khác nữa không? Giả sử ứng viên có một vài công ty đang mời đi làm và bạn thấy ứng viên đó thực sự phù hợp với vị trí công việc mà bạn đang tuyển dụng thì đây là thông tin rất cần thiết đối với công ty bạn. Từ đó, bạn nên tìm hiểu thêm thông tin về công ty đối thủ đang muốn “săn” ứng viên đó của bạn để có thể thuyết phục ứng viên làm việc cho công ty bạn. 
Ứng viên có thể đảm nhận được vị trí công việc hay không? Bạn có thể đánh giá điều này thông qua những thông tin từ cuộc phỏng vấn giữa bạn với ứng viên, những thành thành tích, kinh nghiệm làm việc trong bản resume… Những kinh nghiệm làm việc đó có thể áp dụng trong công việc mới như thế nào. Đây là yếu tố bạn cần phải đánh giá được để quyết định xem ứng viên có thực sự phù hợp hay không? 
Liệu ứng viên có phù hợp với văn hoá công ty? Dự đoán tương lai là một trong những điều mà nhà tuyển dụng nên có. Trong cuộc phỏng vấn, bạn nên sử dụng những kinh nghiệm, trực giác của bản thân để đánh giá xem ứng viên có thể thích ứng được với văn hoá của công ty hay không. Bởi vì, văn hoá công ty đóng một vai trò rất quan trọng đối với sự thành công của nhân viên.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không