Kiến thức Marketing Logo – Thứ làm nên thương hiệu của một doanh nghiệp

Logo – Thứ làm nên thương hiệu của một doanh nghiệp

69

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Trước tiên, bạn nên biết rõ logo không phải là thương hiệu. Logo chỉ tượng trưng cho thương hiệu. Nếu bạn đang nghĩ rằng thay đổi hay tạo ra một logo giống như thay đổi hay tạo ra thương hiệu thì bạn đã sai lầm. Logo và thương hiệu là 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau.

Phát triển một logo là một sự kết hợp ngộ nghĩnh của nghệ thuật, khoa học, tâm lý học và trong nhiều trường hợp cần một chút sự may mắn.

Trong phần này, chúng ta sẽ:
· Giải thích một logo thật sự là gì
· Đưa ra sự thận trọng và đặt ra những câu hỏi để trả lời trước khi bắt đầu.
· Đề nghị làm cách nào bắt đầu một tiến trình.
· Những lời khuyên về hình dáng, kiểu dáng và sự chọn lựa màu sắc.

Nhưng điều đầu tiên, trước khi bạn bắt đầu, bạn nên biết một vài điều về cái gì, tại sao và như thế nào của một logo tuyệt vời.

Trước tiên, bạn nên biết rõ logo không phải là thương hiệu. Logo chỉ tượng trưng cho thương hiệu. Nếu bạn đang nghĩ rằng thay đổi hay tạo ra một logo giống như thay đổi hay tạo ra thương hiệu thì bạn đã sai lầm. Logo và thương hiệu là 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau.
Logo chính là ấn tượng bên ngoài đại diện cho thương hiệu của bạn, nó làm cho người có tiền tìm đến bạn, nhớ đến bạn và nhận rõ bạn trong hàng triệu những công ty kinh doanh khác.
Trong khi logo không phải là thương hiệu thì việc sử dụng mẫu mã và hình dáng của nó sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu của bạn. Một logo tuyệt vời có thể mang đến cho bạn một sức mạnh không tưởng và đóng góp trực tiếp vào doanh thu. Mặt khác, một logo tệ hại rất có thể là “nụ hôn của thần chết”.

Sự thận trọng

Nếu như bạn đang xem xét việc thay đổi hay thay thế logo thì hãy ngưng ngay.
Thay đổi hay thay thế logo đồng nghĩa với việc “ly dị”. Những hậu quả có thể gây thiệt hại cho việc tiếp thị, thương hiệu, quảng cáo của bạn, lòng trung thành của khách hàng và việc bán hàng tức thời, ngắn hay dài hạn. Những sáng tạo luôn được chuẩn bị để đưa ra hàng triệu lý do tích cực rằng bạn nên thay đổi.
Đừng làm cho tôi thất nghiệp, công việc của tôi là việc thiết kế logo . Nhưng sự thật rằng trừ khi logo hiện nay của bạn đang làm bạn đau đầu rất đáng kể thì bạn nên từ bỏ nó.
Một logo tượng trưng cho những lời hứa mà công ty thực hiện với khách hàng.
“Bạn sẽ bán logo của bạn nếu người mua hứa sẽ thay đổi tên không?” tôi hỏi. Câu trả lời là: ” cái gì? bạn mất trí à?”
Vậy câu hỏi đơn giản là: ” nếu như bạn không bán nó, tại sao lại thay đổi nó.” (không có câu trả lời, một sự im lặng kéo dài)
Sự khẳng định thì vẫn nằm ngoài việc thành công hay thất bại của logo mới. Một logo mới hiệu quả thông thường sẽ làm lu mờ đi di sản công ty. Một điều chắc chắn rằng: một logo mới làm cho nó trông như một doanh nhân chỉ mới kinh doanh tuần rồi, và được xem như còn thiếu kinh nghiệm (biện pháp thật tệ cho công ty). Tôi nghĩ rằng đầu tư vào lực lượng bán hàng đôi khi còn tốt hơn.

Một cuộc nâng cấp

Trước khi bỏ toàn bộ logo hiện hành, bạn nên cân nhắc lại việc nâng cấp nó. Đôi khi logo cũ sẽ rất cần thiết.
Việc chùi rửa, đánh bóng và sắp xếp hợp lý hơn cho logo hiện nay có thể rất tốt như mong muốn của bạn. Như chúng ta đã thảo luận thì mọi người có thể nhận ra hình dạng logo trước tiên. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn thay đổi thì hãy thận trọng trong việc nâng cấp logo trong khi duy trì mọi hình dạng cơ bản đã thiết kế. Sự lựa chọn đó an toàn hơn việc bỏ cái biểu tượng đã rất quen thuộc với khách hàng thân thiết.

Nếu bạn vẫn khăng khăng

Được thôi, tôi đã cố hết sức thuyết phục bạn nên giữ cái logo hiện tại ngay cả khi nó cần nâng cấp, nhưng nếu bạn vẫn muốn thay đổi hay khởi đầu một công ty mới hay một sản phẩm mới (lý do tốt cho việc thay một logo mới) thì tôi có một vài điểm lưu ý sau:

Ưu tiên trắng và đen

Logo ấn tượng được thiết kế chủ yếu màu trắng và đen sau đó là màu sắc. Vì vậy, chỉ nên xét logo bởi 2 màu trắng và đen trước tiên rồi mới đến màu. Bởi cách đánh giá đó mà màu trắng và đen là kiểu đầu tiên mà bạn có thể sáng tác nhiều kiểu dáng và dễ đọc của logo. Một mẫu đẹp chủ yếu là trắng và đen. Với 2 màu đó thì không có gì tồi tệ cả. Những nhà thiết kế lười biếng biết rằng có thể ngụy trang bản thảo xấu bằng màu sắc. Logo không nên tin tưởng vào những màu sắc hấp dẫn mà sự khéo léo hay độc nhất vô nhị sẽ được nhận thấy
Nếu bạn đang thuê người thiết kế logo thì hãy chắc chắn rằng điều đầu tiên bày ra trước bạn là trắng và đen. Nếu họ không nghĩ ra thì hãy gợi ý cho họ trước khi bắt đầu Tiếp đến là hình dạng và phong cách
Logo được nhận diện đầu tiên bởi hình dạng rồi đến màu sắc. Những logo đẹp thì đơn giản, chúng phải được nhận ra nhanh chóng giữa biển logo được thấy mỗi ngày. Hình dạng logo phải giản dị, dễ đọc và nhạy cảm. Đôi khi logo cũng là tên của một tập đoàn trên nền chữ đã lựa chọn. Đương nhiên, tất cả những từ đó chỉ là hình dáng chữ mà thôi.
Những logo phức tạp thường : 
khó nhận biết. Người ta thường nhớ đến logo như những ký tự. Khi bạn nhìn vào từ “cat” thì bạn không có nhìn vào từng chữ mà thay vào đó, bạn nhớ nguyên một từ luôn. Từ đó miêu tả một động vật nhỏ, lông lá. Mặt khác, khi bạn đọc từ “pneumonoultramicroscopcsilicovolcanokoniosis” bạn sẽ chia nhỏ ra để đọc (điều này dẫn đến việc thảo luận toàn về tên sản phẩm, nhưng bây giờ, chúng ta chỉ nên nói đến logo thôi)
Logo cũng giống vậy. Những thiết kế rất đơn giản, độc nhất vô nhị thì có hiệu quả nhất nhưng rất khó thiết kế. Mục đích của logo là để người ta nhớ đến nó, giống như từ, càng đơn giản càng tốt.
Ngoài ra, có những ngoại lệ đơn giản trong việc thiết kế logo. Một logo phức tạp nhưng đẹp thì yếu tố chính vẫn phải rõ ràng. Nên nhớ rằng chúng ta nhận biết logo bởi hình dáng rồi mới đến màu sắc vì vậy, khi bạn muốn thiết kế logo phức tạp thì hình dáng logo vẫn phải dễ dàng nhận ra bởi cái nhìn thoáng qua.
Nếu bạn đang thiết kế thì luật “ưu tiên trắng và đen” vẫn mãi quan trọng nhất. Điều đó thì không ngoại lệ.

Ý nghĩa của màu sắc

Giống như hình dáng logo, màu sắc cần đơn giản, dễ dàng được nhận thấy và ghi nhớ. Màu sắc nói chung kết hợp với màu được sử dụng thiết kế logo phải độc nhất vô nhị cho nên logo không bị trộn lẫn giữa vô số logo khác.
Một lần nữa, hãy nghĩ về cách ghi nhớ. Logo gồm 2 màu vàng nâu và xanh dương được nhớ đến dễ dàng. Nhưng cũng logo đó mà được thiết kế bởi các màu vàng nâu, xanh dương, xanh lá cây, mòng két, tía, đỏ và đen thì không dễ nhớ đâu.
Vậy bạn nên dùng màu gì? Vâng, màu sắc có ý nghĩa riêng của nó. Xanh lá cây có nghĩa là đi, đỏ có nghĩa là dừng lại, vàng thì có nghĩa là tăng tốc. Có một vài nguyên tắc thông thường về màu sắc và cảm xúc mà chúng gợi ra có thể chấp nhận được. Màu sắc có xu hướng thay đổi. Một mánh nhỏ là tìm sự kết hợp của màu sắc mà không chỉ đem lại hiệu quả cho hiện tại mà còn duy trì ý nghĩa và sự hấp dẫn của nó về sau:
· Đen: trang trọng, đặc biệt, mạnh mẽ, quyền lực, tinh tế, truyền thống.
· Xanh dương: uy quyền, đỉnh đạc, an toàn, đáng tin cậy, truyền thống, ổn định, trung thành.
· Nâu/ vàng: cổ điển, lợi ích, trần tục, giàu sang, truyền thống, bảo thủ.
· Xám/ bạc: ảm đạm, quyền lực, thực tế, tâm linh, tin tưởng.
· Xanh lá cây: yên tĩnh, lành mạnh, khoẻ khoắn, ổn định, thèm muốn.
· Cam: vui nhộn, phấn khởi, cởi mở, khao khát, nhanh nhẹn.
· Hồng: nữ tính, ngây thơ, dịu dàng, khoẻ mạnh, trẻ trung.
· Tím: tinh tế, tâm lý, giàu sang, hoàng tộc, trẻ trung, bí ẩn.
· Đỏ: hung hăng, mạnh mẽ, bền bỉ, đầy sức sống, kinh sợ, tốc độ, khao khát.
· Trắng/ bạc: tinh khiết, thật thà, tin tưởng, hiện đại, tao nhã, giàu sang.
· Vàng: trẻ trung, lạc quan, vui tươi, nhút nhát, tinh tế, thận trọng, khao khát.
Có nhiều sự tham khảo về vật liệu mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy về linh hồn của màu sắc. Một vài màu sắc (và sự kết hợp màu sắc) hiệu quả hơn những cái khác về nhiều loại khác nhau của công việc kinh doanh, sản phẩm. Màu bạn ưa thích nhất không quan trọng. Bán thực phẩm thì không dùng màu xanh, màu đỏ thì không ổn định. Giới hạn cuối cùng là gì? Sự chọn lựa màu sắc rất quan trọng. Các công ty đã chi trả rất nhiều cho việc nghiên cứu. Hãy sử dụng nó.
Liệu màu sắc có hiệu quả khắp nơi không? Bên cạnh việc chọn đúng màu, bạn phải chắc rằng bạn có thể tái sản xuất màu dưới nhiều dạng. Một vài màu sắc trông rất cao quý khi đươc in thành từng đốm (màu Panton) sẽ tách rời khi được in trong quy trình 4 màu. Trong trường hợp đó, chất liệu in sẽ có hại và mắc hơn nhiều trong sản xuất. Pha 2 màu cam và xanh lá cây đặc biệt dễ bị xấu do sự pha trộn màu thất bại.
Khi thiết kế hay thuê thiết kế logo. Hãy chắc chắn rằng bạn thấy logo được sản xuất thành từng đốm màu (màu PMS). Nếu màu sắc không hài hoà, hãy thay đổi cho đến khi hài hoà. Hãng Pantone bán công thức hướng dẫn pha màu cho phép bạn thấy được sự so sánh giữa những màu được in thành từng đốm và quy trình 4 màu. Bạn có thể mua sách hướng dẫn này trên website: www.pantone.com

Những điều cần kiểm tra về màu logo:

· Logo có hiệu quả trong 2 màu trắng và đen không?
· Bạn có thể sản xuất màu một cách chính xác dưới dạng đốm hay quy trình 4 màu?
· Màu sắc logo có hài hoà với màu nền không?
· Logo màu đen có đẹp bằng logo màu trắng không?
· Màu sắc có thể được thêu trên quần áo không?
· Màu sắc có chính xác cho quảng cáo và website không?

Nếu như bạn có thể trả lời “đúng” cho mỗi câu hỏi trên, bạn đang đi đúng hướng rồi đó. Nếu có một câu trả lời nào đó là “sai”, hãy điều chỉnh trước khi bạn thiết kế logo. Một nhà thiết kế giỏi sẽ cho ra một logo ở bên hông xe tải đẹp như trong sách quảng cáo, TV, card kinh doanh, áo sơ mi, kiện hàng hay website. Bạn phải chắc chắn rằng nhà thiết kế tuân theo tất cả những luật lệ này. Nếu người đó do dự là bạn đang gặp rắc rối.

Theo VNBranding

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không