Hương vị nước sốt ngon đặc biệt? Không hẳn. Nhờ nguyên liệu chế biến cực hảo hạng? Không hề. Tuy nhiên, có một sự khác biệt tạo thành công đột biến. Đó là: chai nước sốt cà chua có màu xanh.
Một ví dụ khác là Crystal Pepsi, chai nước ngọt trong suốt ra đời năm 1992. Chẳng có gì khác với chai Pepsi thông thường; và mọi người cũng không hứng thú với chai nước ngọt trong suốt. Sản phẩm mờ nhạt trên thị trường, và ngừng sản xuất sau một năm.
Thông điệp chúng tôi gửi đến qua 2 ví dụ trên: sự lựa chọn màu sắc thương hiệu và sản phẩm rất quan trọng.
Chọn màu cho thương hiệu: đưa ra quyết định không dựa trên quan điểm nghệ thuật.
Nhiều nghiên cứu cho thấy màu sắc ảnh hưởng đến cảm xúc bằng nhiều cách đa dạng khác nhau. Quan trọng hơn, màu sắc tác động tức thì đến khách hàng, người tiêu dùng. Chị Leslie Harrington, chuyên gia tư vấn màu sắc kiêm Giám đốc Điều hành The Color Association nhấn mạnh: “Tương tác đầu tiên là màu sắc: ăn sâu vào trí nhớ con người trước nhất”.
Harrington đã viết luận án Tiến sĩ có tựa đề “Chiến thuật màu sắc: Sử dụng màu sắc để tăng giá trị sản phẩm và thương hiệu”, khuyên khách hàng đừng chọn màu theo sở thích hoặc cảm tính nghệ thuật, mà hãy dựa trên quyết định kinh doanh. Chị giải thích: “Thông thường, đến phần quyết định màu sắc, nhiều CEO phó mặc cho nhà thiết kế, vì nghĩ đó là phần việc của nghệ sĩ. Nhưng, tôi tin rằng màu sắc cần được chọn theo tiêu chí kinh doanh để phát triển chiến lược công ty”.
Nhiều khảo sát thực tế cho thấy 60% – 80% quyết định mua hàng của người tiêu dùng dựa trên màu sắc sản phẩm. Harrington nhắc nhở: “Công đoạn chọn màu cho thương hiệu hoặc sản phẩm không làm doanh nghiệp tốn thêm bao nhiêu tiền bạc hay thời gian. Nhưng ngược lại, nếu hấp tấp chọn màu sai thì không thể kết nối tốt với khách hàng”.
Chọn màu cho thương hiệu: Tuyển lựa kỹ càng.
Mỗi màu tạo nhiều hiệu ứng khác nhau, tùy hoàn cảnh. Ví dụ như nếu bạn thích mua chai dầu gội đầu màu cam, nhưng chẳng bao giờ mua chiếc xe hơi màu chói như vậy. Do đó, khi đang cân nhắc chọn màu cho sản phẩm hoặc chiến dịch tiếp thị, doanh nghiệp cần nghiên cứu chọn lựa của các đối thủ và tìm hiểu mỗi màu chuyển tải những thông điệp cụ thể gì.
Jill Morton, chuyên gia màu sắc kiêm tác giả loạt e-book về màu sắc: “Hãy vào tiệm bán hàng và ghi nhận màu sắc của các sản phẩm bày bán ở đó… Khi sản phẩm của bạn được bày bán trong siêu thị hay cửa hàng tiện lợi, nó sẽ được xếp kế bên 20 hay 30 sản phẩm cùng loại. Có thể chọn màu nổi bật. Tuy nhiên, màu quá quái đản là con dao hai mặt. Tùy trường hợp, cần cân nhắc kỹ.
Quan trọng là nắm bắt ý nghĩa màu sắc. Ví dụ như xanh da trời đại diện cho sự sạch sẽ, khỏe mạnh, an toàn. Xanh lá cây thì hài hước, mạo hiểm, khác biệt… Vậy nên, nắm bắt khách hàng mục tiêu của mình muốn gì, thì bạn có thể dễ dàng lựa chọn màu thích hợp.
Chọn màu cho thương hiệu: thoải mái, tự do sáng tạo.
Harrington cho biết: “Nhiều công ty nghĩ rằng chọn màu thông dụng hoặc chọn màu khách hàng thích thì sẽ dễ bán sản phẩm. Nhưng, không hẳn vậy. Màu sắc thời thượng, bắt mắt, nhưng không gắn kết với hình tượng doanh nghiệp, không sáng tạo đột phá, thì cũng không để lại ấn tượng trong lòng người tiêu dùng”.
Ví dụ như trường hợp hãng Volkswagen cho ra mắt bảng quảng cáo xe Beetle màu xanh lá cây dạ quang. Đó là màu rất lạ đối với sản phẩm xe ôtô. Tuy nhiên, nó lại thể hiện chính xác thông điệp mà hãng muốn thể hiện: sự tái sinh.
Chị Harrington kể: “Màu xanh lá cây dạ quang tác động mạnh đến cảm quan khách hàng. Volkswagen đã thông qua màu sắc quảng cáo để thể hiện thông điệp tái sinh thật hoàn hảo. Cho dù sự thật là khách đến mua xe chỉ có thể chọn một trong hai màu đen hoặc bạc”.
Điều này tương tự một hiện tượng tâm lý màu sắc khác thường gặp ở các cửa hiệu trưng bày: ví đầm màu hồng nổi bật ở cửa kính tiệm bán lẻ để lôi kéo khách vào tiệm mua ví đầm màu đen.
Chọn màu cho thương hiệu: Khi cần thay đổi.
Không chỉ công ty mới khởi nghiệp cần chọn màu sắc thương hiệu và sản phẩm, mà một công ty đang hoạt động cũng có thể thay màu áo mới để đánh động tâm lý khách hàng rằng mình đang tiến triển theo chiều hướng hiện đại.
Khi muốn làm mới logo hoặc thay màu sản phẩm, thì có vài điều cần lưu ý. Theo Leathice Eiseman, Giám đốc Điều hành của Pantone Color Institute, một chuyên gia màu sắc quốc tế, thì: “Trước nhất, bạn cần cân nhắc là mình muốn giữ lại phần nào đó của quá khứ hay là thay đổi hoàn toàn”.
Thông thường, các công ty chọn giải pháo là giữ lại một vài màu và thay một vài màu, để tạo sự mới lạ mà không đến nỗi khác biệt hoàn toàn đến gây “shock”. Ví dụ như sự thay đổi màu sắc của Kodak: muốn chuyển đổi hình ảnh trong mắt khách hàng từ doanh nghiệp phim và giấy chụp ảnh thành doanh nghiệp ảnh kỹ thuật số. Thế nên, họ thêm màu đỏ vào cạnh màu vàng thương hiệu cũ: hiện đại nhưng vẫn là Kodak chất lượng.
Theo LHDN
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông