Việc chia sẻ trên nền tảng mạng xã hội khuyến khích lượng truy cập nhiều hơn, giúp gia tăng uy lực và xếp hạng trên bảng kết quả tìm kiếm của Google và giúp danh tính của doanh nghiệp trở nên nổi bật và phổ biến hơn trong mắt người tiêu dùng.
Ảnh minh họa
Một số nghiên cứu mới công bố trong năm 2014 sẽ đưa ra một số chi tiết thú vị về cách mọi người chia sẻ thông tin với nhau. Bảng khảo sát từ tổ chức nghiên cứu thị trường IPSOS chi nhánh Bắc Mỹ cho thấy mức độ chia sẻ của người đọc bị chi phối bởi những cảm xúc gắn liền với nội dung mà họ chia sẻ.
Người ta thích nhất việc chia sẻ nội dung có tính chất “thú vị” (lên đến 61%), tiếp theo là “quan trọng” (43%), “hài hước” (37%) và cuối cùng là “giúp người khác hiểu rõ những gì họ tin và những gì về con người thật của họ” (37%). Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là bức tranh toàn diện nhất.
Cảm xúc. Một bảng khảo sát khác, mang tên “Những gì giúp nội dung trực tuyến có thể lan truyền rộng khắp?” đăng trên New York Times, đưa ra một số thông tin như sau:
• Những cảm xúc dâng trào và kích động được chia sẻ nhiều hơn những dạng cảm xúc thụ động. Nói cách khác, sự kinh ngạc, giận dữ và nôn nóng dễ lan truyền hơn là nỗi buồn phiền câm lặng.
• Người ta chia sẻ nội dung tích cực thường xuyên hơn nội dung tiêu cực.
• Phản ứng tâm lý dành cho nội dung chính là cách đo lường chính xác nhất về tính lan truyền. Phản ứng tâm lý người đọc càng mạnh thì khả năng lan truyền càng nhanh chóng và rộng khắp.
Công ty khảo sát thị trường Slidely cũng thực hiện một nghiên cứu tương tự, nhưng thông qua video clip, và kết quả hoàn toàn giống nhau.Nhưng đừng quên rằng, dù nhiều cảm xúc gắn liền với chia sẻ, nhưng đấy không nhất thiết là con đường duy nhất doanh nghiệp phải đi khi tạo ra chiến lược tiếp thị tổng thể.
Những cụm từ khơi gợi cảm xúc mạnh mẽ, dâng trào sẽ mất đi tính hiệu quả nếu được người ta sử dụng thường xuyên với cùng mục đích kích thích cảm xúc. Do đó, nếu theo đuổi một công thức sử dụng cảm xúc để quảng bá cho một câu chuyện tiếp thị về doanh nghiệp, theo thời gian, người nghe sẽ bị “trơ”.
Ngoài ra, một cụm từ không phải lúc nào cũng tỏ ra phù hợp trong những bối cảnh sử dụng khác nhau. Do đó, phải thật khéo léo khi chọn lựa từ ngữ trình bày, đừng để người đọc bị “ngợp” trong dòng cảm xúc tuôn trào của mẫu thông tin quảng cáo.
Sự tranh cãi. Độc giả thường có khuynh hướng chia sẻ những nội dung liên quan đến vấn đề gây tranh cãi mặc dù nhiều nghiên cứu cho thấy họ không nhất thiết phải tham gia vào cuộc thảo luận sau đó.
Người đọc có thể chỉ muốn giữ ý kiến cho riêng mình hoặc trao đổi với những người họ biết rõ và tán thành ý kiến với họ.Đồng thời, người đọc thích thảo luận tại những diễn đàn mà danh tính của họ được xác định hơn là ở những nơi họ phải lên tiếng “vô danh”.
Nếu doanh nghiệp vẫn cố gắng sử dụng sự tranh cãi làm công cụ gia tăng việc chia sẻ thông tin, hãy đảm bảo rằng điều ấy đại diện cho thương hiệu, hình ảnh của doanh nghiệp.
Đừng bao giờ đi theo một sự kiện gây tranh cãi bởi vì mọi người hướng theo nó, trừ phi đó là vấn đề thực sự phù hợp với hoạt động và hình ảnh của doanh nghiệp.
Tránh tỏ quan điểm thù hằn, cay cú vì doanh nghiệp sẽ bị xa lánh nếu chẳng may khách hàng của doanh nghiệp không cùng quan điểm với doanh nghiệp.
Những gì đang “hot”. Một cách để giúp thông tin của doanh nghiệp dễ dàng giành lấy sự chú ý của mọi người chính là luôn đi kịp thời đại và đăng tải những nội dung mới nhất. Một số công cụ sau sẽ giúp doanh nghiệp làm công việc ấy.
• Sử dụng Google Trends để xác định đâu là những gì mọi người quan tâm và tìm kiếm nhiều nhất.
• Tìm kiếm những gì đang được mọi người thảo luận, đăng tải hình ảnh, đề cập nhiều nhất trên Facebook, Pinterest, Twitter, Instagram.
• Tìm hiểu những chủ đề đáng được mọi người quan tâm nhiều nhất trên Google+, LinkedIn.
Đừng vội tham gia vào những cuộc thảo luận ấy nếu nó chẳng hề phù hợp với thương hiệu và lĩnh vực kinh doanh của mình. Tạo ra một nội dung gốc liên quan đến thương hiệu và chủ đề “hot” hay chỉ đơn giản chia sẻ câu chuyện ấy để đón nhận sự quan tâm của độc giả. Những gì nóng bỏng của ngày hôm nay sẽ ra đi trong ngày mai, vì thế hãy bắt kịp xu hướng khi nó chỉ mới bắt đầu.
Theo Entrepreneur/DNSGCT
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông