Phạt sao cho đúng

179
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamLần đầu tiên, ủy ban chứng khoán (UBCK) xử phạt hành chính 3 kiểm toán viên vì có sai
phạm trong quá trình kiểm toán. Nhưng với nhà đầu tư  (NĐT) và thị trường, như vậy là
chưa đủ, bởi với đặc thù của hoạt động kiểm toán, không thể bỏ qua trách
nhiệm của công ty kiểm toán

Sau vụ nguyên Chủ tịch HĐQT CTCP Dược phẩm Viễn Đông (DVD) cùng các đồng phạm bị phạt tù do thao túng giá chứng khoán, cổ đông, Nhà đầu tưvẫn chưa hết bàng hoàng do giá trị của khoản đầu tư vào cổ phiếu DVD… đương nhiên bị mất trắng. Khi đối mặt với sự thật không muốn tin này, Nhà đầu tưvẫn “để bụng” trách nhiệm của đơn vị kiểm toán cho DVD, bởi kết quả kiểm toán là một trong những cơ sở quan trọng để họ đưa ra quyết định đầu tư. Vụ án đã có hồi kết, nhưng đến nay cơ quan quản lý vẫn nợ Nhà đầu tưvà thị trường câu trả lời cho nghi vấn, sai phạm của DVD có trách nhiệm của Kiểm toán viên và Công ty kiểm toán không, nếu có thì mức độ đến đâu, trách nhiệm của hộ với cổ đông và Nhà đầu tư thế nào?

Đặt trong bối cảnh như vậy để thấy việc ngày 04/01, lần đầu tiên UBCK ban hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 3 Kiểm toán viên của Công ty TNHH Kiểm toán và kế toán Hà Nội, Công ty TNHH BDO Việt Nam và Công ty Kiểm toán Mỹ AA là bước tiến đáng ghi nhận. Điều này mở ra hy vọng sẽ góp phần giải tỏ những bức bối lâu nay của Nhà đầu tư và thị trường về những “nghi án” liên quan đến chất lượng kiểm toán tại các DN niêm yết, CTCK, nhất là sau vụ DVD.

Tuy nhiên, việc phạt nặng các nhân Kiểm toán viên có phải là lựa chọn ổn thỏa nhằm phòng ngừa và khắc phục những bất ổn phát sinh trong quá trình kiểm toán tổ chức phát hành, DN niêm yết, CTCK, khi đặc thù của hoạt động kiểm toán mang tính tập thể cao?

Một chuyên gia trong lĩnh vực chứng khoán nhìn nhận, phạt cá nhân Kiểm toán viên là bước tiến, nhưng không nên dừng lại ở đó. Lý do là bởi khi tiến hành một cuộc kiểm toán, ngoài Kiểm toán viên trực tiếp thực hiện, còn có bộ phận soát xét chất lượng, thực hiện đánh giá rủi ro, đại diện ban giám đốc Công ty kiểm toán ký báo cáo kiểm toán…, nên cần xử lý trách nhiệm liên đới của Công ty kiểm toán. Có thêm biện pháp này mới tăng tính răn đe, góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán, giảm thiểu rủi ro cho cổ đông, Nhà đầu tư.

“Nếu chỉ xử phạt cá nhân Kiểm toán viên, thì cùng lắm Công ty kiểm toán cho các Kiểm toán viên đó nghỉ việc là ổn, mà không ảnh hưởng đến hoạt động kiểm toán của công ty. Tiếp diễn tình trạng này là không ổn, vì gây rủi ro cho cổ đông, Nhà đầu tư, mà trường hợp DVD là điển hình. Ngoài xử lý Kiểm toán viên, cần quy trách nhiệm cụ thể đối với Công ty kiểm toán theo hướng vi phạm đến mức độ nào thì bị phạt ra sao; trong một khoảng thời gian bao lâu mà có nhiều Kiểm toán viên bị xử lý vi phạm hành chính, thì trách nhiệm của Công ty kiểm toán đến đâu?”, vị chuyên gia trên nói.

Theo ông Bùi Văn Mai, Tổng Thư ký Hội kiểm toán viên hành nghề Việt nam, về hình thức, 3 Kiểm toán viên trong vụ DVD bị xử phạt, nhưng nội bộ các Công ty kiểm toán sẽ phải làm rõ trách nhiệm của Kiểm toán viên, cũng như các bộ phận liên quan. Điều này không quá phức tạp, bởi trong quá trình thực hiện một cuộc kiểm toán, ý kiến của Kiểm toán viên được thể hiện cụ thể trong hồ sơ kiểm toán. Thậm chí, Kiểm toán viên có những ý kiến khác với bộ phận soát xét, ban giám đốc, mà nếu kết quả kiểm toán đưa ra theo ý kiến đó có thể không dẫn tới lỗi bị xử phạt, thì trách nhiệm không hoàn toàn thuộc về Kiểm toán viên. Khi đó, về hình thức, Kiểm toán viên bị xử phạt, nhưng có thể Công ty kiểm toán phải bỏ tiền ra nộp phạt. Tuy nhiên, đó là việc nội bộ Công ty kiểm toán. Về lâu dài, cần có quy định rõ ràng về xử lý trách nhiệm của Công ty kiểm toán, bởi đặc thù của hoạt động hành nghề kiểm toán là một sản phẩm kiểm toán luôn có tính tập thể cao.

Ông Mai cho biết, theo thông lệ quốc tế, khai sai phạm xảy ra tại các DN lớn được xác định có liên quan đến trách nhiệm của Kiểm toán viên thường không đủ sức đứng ra đền bù thiệt hại cho DN được kiểm toán cũng như cổ đông, Nhà đầu tư. Vì thế ngoài xử phạt Kiểm toán viên, cơ quan có thẩm quyền đồng thời xử phạt Công ty kiểm toán tùy theo tính chất và mức độ sai phạm.

Trong bối cảnh dịch vụ kiểm toán còn hạn chế về nguồn cung, ông Mai cho rằng, việc áp dụng các hình thức xử phạt nặng như đình chỉ hoạt động Công ty kiểm toán trước mắt cho phù hợp. Thay vào đó, nên xem xét áp dụng hình thức phạt tiền, hoặc trong một khoảng thời gian nếu Công ty kiểm toán có nhiều Kiểm toán viên bị xử phạt hành chính thì bị loại khỏi danh sách Công ty kiểm toán được phép kiểm toán tổ chức phát hành, niêm yết, Công ty kiểm toán. Cùng với đó, cơ quan quản lý cần sớm hoàn chỉnh các quy định pháp lý để khi nguồn cung dịch vụ kiểm toán đa dạng hơn sẽ áp dụng các hình thức xử phạt nặng như đình chỉ hoạt động đối với Công ty kiểm toán, cấm tham gia kiểm toán DN niêm yết trong một khoảng thời gian nhất định.

Theo Đầu tư chứng khoán

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không