Kiến thức Tài chính kế toán Bộ tài chính sẽ ra tay hỗ trợ bằng chính sách tài...

Bộ tài chính sẽ ra tay hỗ trợ bằng chính sách tài khóa

57
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamViệc hoãn, giãn và giảm thuế giúp cho các doanh nghiệp có 16.000 tỷ đồng vốn lưu động mà không phải mất chi phí lãi.
Sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 13 với nội dung gồm những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, cộng đồng doanh nghiệp đã có nhiều ý kiến xung quanh những giải pháp này. Trong chương trình thời sự, Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ đã có buổi trả lời phỏng vấn xung quanh vấn đề này. Chúng tôi xin tóm lược ý kiến trả lời của Bộ trưởng.

Bộ trưởng Vương Đình Huệ:
Tình hình khó khăn hiện nay của các doanh nghiệp là hàng tồn kho nhiều, không bán được hàng. Vì vậy giải quyết khó khăn thì các giải pháp là tập trung vào giải phóng hàng tồn kho cho doanh nghiệp. Thời gian tới Chính phủ sẽ đẩy mạnh đầu tư công, đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng nhằm nâng tổng cầu đối với các ngành tồn kho nhiều như xi măng, sắt thép. Ví dụ như các dự án kiên cố hóa kênh mương, xây dựng sửa chữa nâng cấp các trạm bơm vừa tăng đầu tư nông nghiệp nông thôn, vừa giúp giải phóng lượng tồn kho nhiều doanh nghiệp

Bộ Tài chính cũng yêu cầu Kho bạc Nhà nước đẩy mạnh việc giải ngân cho các dự án, cũng như thực hiện giải ngân nguồn vốn được chuyển từ 2011 sang năm 2012theo quyết định của Thủ tướng.

Các biện pháp giảm, giãn và hoãn thuế giúp giảm áp lực thực hiện các nghĩa vụ thuế cho doanh nghiệp. Ước tính các biên pháp này sẽ giúp các doanh nghiệp có 16.000 tỷ đồng thanh khoản.

PV: Nhiều doanh nghiệp cho rằng gói giải pháp về thuế không có tác động nhiều vì bản thân các doanh nghiệp không có nguồn thu để đóng thuế?

Bộ trưởng Vương Đình Huệ:
Chắc chắn với các giải pháp này thì tất các doanh nghiệp đều nhận được hỗ trợ. Tuy nhiên cộng đồng doanh nghiệp cần phải hiểu đây là gói giải pháp tổng hợp để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn chứ không phải kích cầu hay cứu trợ, các doanh nghiệp cần phải tự cứu mình trước.

Theo khảo sát thì các doanh nghiệp phải giải thể, phá sản hầu hết là các doanh nghiệp mới thành lập 1-2 năm, hoạt động chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng. Vì vậy việc các doanh nghiệp phá sản, giải thể cũng là biện pháp thanh lọc của thị trường. Tôi tin các doanh nghiệp nhận được hỗ trợ từ Chính phủ, vượt qua khó khăn này sẽ phát triển mạnh trong các năm tiếp theo.

PV: Vậy bao giờ các doanh nghiệp có thể biết mình nằm trong diện hỗ trợ hay không?

Bộ trưởng Vương Đình Huệ: Trong tháng 5, Bộ Tài chính sẽ ban hành thông tư hướng dẫn cụ thể và tập huấn cho các cán bộ thuế. Thông tin sẽ được đăng tải trên cổng thông tin Chính phủ và Bộ Tài chính. Doanh nghiệp có thể vào để biết mình có thuộc diện được hỗ trợ hay không.

Việc cứu doanh nghiệp là cấp thiết nên sẽ được khẩn trương triển khai, các cán bộ nào trong thời gian này mà có hành vi gây khó dễ cho doanh nghiệp, hay tiêu cực sẽ bị xử lý nghiêm

PV:
Việc phối hợp giữa chính sách tài khóa và tiền tệ như thế nào, thưa bộ trưởng?

Bộ trưởng Vương Đình Huệ: Thời gian qua CSTK và CSTT đã có sự phối hợp tốt, và NHNN cũng như Bộ Tài chính có trao đổi thông tin kịp thời. Quan điểm của Bộ tài chính cũng như NHNN thì thời gian này chính sách tài khóa cần có nhiều giải pháp hỗ trợ, chia sẻ áp lực với kênh tính dụng ngắn hạn của ngân hàng.

Theo TTVN/VTV

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không