Kiến thức Đãi ngộ 6 điều cần tránh để giữ chân nhân viên giỏi

6 điều cần tránh để giữ chân nhân viên giỏi

11
Bạn có thể sẽ bị “cướp” đi những nhân viên tốt nhất vào tay đối thủ cạnh tranh nếu mắc phải một trong 6 sai lầm dưới đây.
   

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

McDonald từng khẳng định: “Các nhà quản lý nên thường xuyên điều chỉnh lương theo mặt bằng của những công ty khác trong cũng ngành nghề hoặc theo chuẩn chung trên thị trường, bởi lẽ trong khi có rất nhiều yếu tốt đóng góp vào doanh thu thì các yếu tố tiền lương và lợi ích chính là sự khác biệt có thể giữ chân những người tài giỏi”.

Tuy nhiên, tiền bạc và lợi ích không phải là lý do duy nhất khiến nhân viên giỏi bỏ việc. Nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng: Ít cơ hội thăng tiến, có xung đột hay bất đồng quan điểm với quản lý, công việc áp lực đến mức phải làm việc quá sức, không được công nhận thành quả hay công việc nhàm chán… mới là những lý do hàng đầu khiến nhân viên nghỉ việc.

Theo Sarah Vermunt chia sẻ trên Business Insider mới đây, bạn có thể sẽ bị “cướp” đi những nhân viên tốt nhất vào tay đối thủ cạnh tranh nếu mắc phải một trong 6 sai lầm dưới đây.


Công việc thực tế không giống như trong bản mô tả tuyển dụng

Nếu công việc chủ yếu là nhập dữ liệu, thì đừng mô tả rằng đây là một công việc cực kỳ thú vị và sáng tạo. Nếu 90% công việc là quản lý, bạn mới nên nói nó sáng tạo.

Đừng gây nhầm lẫn với các ứng viên của bạn, đặc biệt là những ứng viên sáng giá cho vị trí mà bạn đang tuyển dụng. Họ sẽ sớm rời bỏ công ty ngay sau khi nhận ra rằng bạn đã đăng tin tuyển dụng không đúng với sự thật khiến họ hiểu lầm.

Đổ một núi việc lên đầu nhân viên

Một khối lượng công việc lớn sẽ là một sự thử thách, cho phép con người sử dụng những kỹ năng của họ và có thể hoàn thành nó. Nhưng là sếp, bạn đừng quên giới hạn của sự chịu đựng, đừng dồn một núi việc của 2,3 người lên đầu một nhân viên.

Nếu thấy nhân viên mệt mỏi vì quá nhiều việc, đừng ngần ngại hỏi họ lý do. Bạn cần phải lựa chọn giữa phân bổ lại công việc cho hợp lý hay thuê một nhân viên mới.

Không ghi nhận những nỗ lực của nhân viên

“Tôi là một nhân viên cực kỳ chăm chỉ. Tôi thậm chí không để ý đến việc phải ở lại muộn. Nhưng tại sao tôi không nhận được một lời cảm ơn hay cổ vũ nào từ ông chủ?”. Đó là tâm trạng của hầu hết nhân viên khi không được ông chủ ghi nhận.

Nhiều nhà quản lý cho rằng cách ghi nhận tốt là một khoản nhất đối với nhân viên là khoản tiền lương hậu hĩnh mà họ trả cho nhân viên đó? Liệu điều này đã đủ chưa? Tất nhiên là chưa.

Chỉ với hai từ ngắn ngủi – cảm ơn – nó sẽ có ý nghĩa với rất nhiều người. Khi bạn dành thời gian để nói “cảm ơn” cũng có nghĩa là bạn đang nói “tôi luôn nhìn thấy anh, tôi để ý thấy các công việc của anh đều làm rất tốt, và tôi đánh giá cao điều này”.

Quá cứng nhắc

Nhân viên của bạn sẽ không để tâm việc họ phải làm việc chăm chỉ và cống hiến hết mình cho công ty. Những gì mà họ thực sự để tâm đó là khi họ đã cống hiến hết mình như vậy thì nhà lãnh đạo có ghi nhận và linh hoạt trong ứng xử hơn hay không? Chẳng hạn, nhân viên của bạn đã làm việc suốt đêm hôm trước và họ muốn xin đến muộn 1 tiếng vào ngày hôm sau. Đừng chần chừ gì mà không gật đầu với những đề nghị đó.

Những quy định không cần thiết khiến cho con người trở nên cứng nhắc. Đừng để chúng trở thành lý do khiến bạn mất đi những nhân viên giỏi. Đây là một chặng đường dài về xây dựng các mối quan hệ. Thêm vào đó, sự linh hoạt sẽ làm cho nhân viên của bạn càng thêm năng suất.

Không cho nhân viên thấy được tầm nhìn dài hạn

“Tôi cần biết công việc của tôi được kết nối như thế nào đến một tầm nhìn vĩ đại của những gì chúng ta làm ở đây. Những cái cây không đủ cho tôi nhìn, cái tôi cần nhìn là cả khu rừng”.

Những người làm việc cho bạn luôn muốn tìm mục đích và sứ mệnh cho mọi công việc của họ. Tất nhiên bạn có thể thấy tất cả chúng được kết nối như thê nào bởi vì bạn đang ở trong những cuộc hội nghị và những cuộc họp chiến lược đằng sau hậu trường. Nhưng nhân viên của bạn thì không, và bạn phải là người truyền đạt tầm nhìn đó đến với họ.

Làm mất niềm tin của nhân viên

Nhân viên giỏi luôn theo đuổi sự công bằng bởi với họ, công bằng là thước đo của nhà lãnh đạo. Trong cùng một nhóm, bạn phải biết được ai đảm nhiệm công việc gì và người nào đã hoàn thành, người nào không.

Mọi nhân viên đều muốn được công nhận với những gì mà họ đã làm được, sự công nhận của sếp là điều quan trọng nhất, sau đó đến đồng nghiệp và cuối cùng là gia đình hoặc xã hội. Nếu đánh mất niềm tin của nhân viên, họ sẽ sớm rời bỏ công ty bạn.

Theo Trí Thức Trẻ/BI

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không