Lấy mẫu trong kiểm toán là một kỹ thuật được sử dụng rất phổ biến trong kiểm toán. Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 530 (VSA 530) thì “Lấy mẫu là việc áp dụng các thủ tục kiểm toán trên số phần tử ít hơn 100% tổng số phần tử của một tổng thể kiểm toán sao cho tất cả các đơn vị lấy mẫu đều có cơ hội được lựa chọn nhằm cung cấp cho kiểm toán viên cơ sở hợp lý để đưa ra kết luận về toàn bộ tổng thể”.
Các phương pháp lấy mẫu trong kiểm toán
Các công ty kiểm toán và giới học thuật đã xây dựng nên nhiều phương pháp chọn mẫu. Các phương pháp chọn mẫu cơ bản thường được các công ty áp dụng là:
– Lựa chọn ngẫu nhiên (sử dụng các bảng số ngẫu nhiên hoặc phần mềm tạo số ngẫu nhiên).
– Lựa chọn theo hệ thống, trong đó số lượng đơn vị lấy mẫu trong tổng thể được chia cho cỡ mẫu để xác định khoảng cách lấy mẫu, ví dụ khoảng cách lấy mẫu là 50, sau khi đã xác định điểm xuất phát của phần tử đầu tiên thì cứ cách 50 phần tử sẽ chọn một phần tử vào mẫu.
– Lấy mẫu theo đơn vị tiền tệ là phương pháp lựa chọn dựa trên trọng số giá trị của các phần tử.
– Lựa chọn bất kỳ, trong đó kiểm toán viên chọn mẫu không theo một trật tự nào nhưng phải tránh bất kỳ sự thiên lệch hoặc định kiến chủ quan nào (ví dụ tránh các phần tử khó tìm hay luôn chọn hoặc tránh các phần tử nằm ở dòng đầu tiên hoặc dòng cuối của trang) và do đó đảm bảo rằng tất cả các phần tử trong tổng thể đều có cơ hội được lựa chọn.
– Lựa chọn mẫu theo khối là việc lựa chọn một hay nhiều khối phần tử liên tiếp nhau trong một tổng thể.
Phương pháp chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ
Phương pháp chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ (Monetary-unit sampling – MUS) được rất nhiều các công ty kiểm toán sử dụng. MUS được phát triển bởi các kiểm toán viên để khắc phục sự phức tạp của các kỹ thuật lấy mẫu kiểm toán thống kê khác bởi và bởi vì hầu hết các tổng thể kế toán đều chứa đựng tương đối ít các sai sót. Phương pháp lấy mẫu biến thiên cổ điển không hiệu quả trong việc xử lý các tổng thể với ít hoặc không có các sai sót. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng các số dư tài khoản được lấy mẫu thường có tỷ lệ sai sót thấp. MUS thường được sử dụng bởi các kiểm toán viên để kiểm tra các tài khoản như phải thu khách hàng, cho vay, đầu tư chứng khoán, hàng tồn kho.
Các ưu điểm của MUS:
– MUS tự động tăng khả năng các khoản mục có giá trị lớn từ tổng thể được lựa chọn để kiểm tra. Các kiểm toán viên thường tập trung vào các khoản mục này vì chúng thường đại diện cho rủi ro có sai sót trọng yếu cao nhất. Việc chọn mẫu bằng cách phân nhóm cũng có thể sử dụng cho mục đích này nhưng MUS thường dễ áp dụng hơn.
Việc ứng dụng MUS trong thực hành kiểm toán như thế nào? Việc sử dụng phần mềm Excel hỗ trợ MUS ra sao? Các kỹ thuật lấy mẫu kiểm toán khác được áp dụng ra sao trong kiểm toán? Với khóa học Kiểm toán viên chuyên nghiệp (Professional Auditor – PA), tất cả các vấn đề trên sẽ được thảo luận và thực hành dựa trên các tình huống thực tế.
Ngoài ra rất nhiều các kiến thức, kỹ năng và thái độ chuyên nghiệp về kiểm toán, kế toán, thuế cần thiết cho các kiểm toán viên sẽ được đào tạo và huấn luyện trong khóa học này.
Thông tin chi tiết về khóa học có tại đây: 3 tháng trở thành Kiểm toán viên chuyên nghiệp
1. Bộ tài chính (2012), Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 530 – Lấy mẫu kiểm toán.
2. Arens A.A., Elder R.J. and Beasley M.S (2013), Auditing and Assurance Services – An Intergrated Approach, 15th edn, Pearson Education, Inc.
3. Mesier W.F., Glover S.M. and Prawitt D.F. (2016), Auditing & Assurance Services – An Systematic Approach, 10th edn, Mc Graw Hill Education.
Theo Kiểm toán