Anh bạn của tôi làm kỹ sư xây dựng nhưng có đam mê mạnh mẽ với nhiếp ảnh. Không chỉ là thỏa đam mê cá nhân, nhiếp ảnh còn giúp anh kiếm kha khá thu nhập với nghề tay trái này vào mỗi cuối tuần.
Ảnh minh họa
Dân văn phòng với nghề tay trái không còn là điều mới mẻ hiện nay. Tùy theo khả năng và thời gian, nguồn thu nhập từ nghề tay trái này có thể dao động từ vài triệu đến vài chục triệu. Dưới đây là những công việc tay trái phổ biến của giới văn phòng.
1. Nhiếp ảnh
Nhu cầu chụp ảnh sự kiện, ảnh cưới ngoài trời, hoặc những bộ ảnh theo yêu cầu cá nhân không bao giờ hết thời. Ưu điểm của nghề tay trái này là bạn không cần phải sở hữu một studio hoành tráng với đầy đủ dụng cụ ánh sáng đắt tiền. Bạn chỉ một chiếc máy ảnh chuyên nghiệp và chịu khó “lang thang” với khách hàng để tìm góc chụp đẹp.
2. Dịch thuật
2. Dịch thuật
Bạn có khả năng thành thạo ngoại ngữ nào không? Rất nhiều người kiếm bộn tiền bằng cách nhận dịch tài liệu, dịch truyện đăng lên website, hướng dẫn viên du lịch hay làm thông dịch viên cho sự kiện. Bên cạnh tiếng Anh, nhu cầu dịch thuật tiếng Nhật, Hàn hay Trung đang tăng cao theo thị trường. Bạn càng sở hữu khiếu ngoại ngữ lạ, bạn càng kiếm được nhiều tiền.
3. Dạy học/Gia sư
3. Dạy học/Gia sư
Với khả năng về ngoại ngữ, chơi nhạc cụ hay thành thạo bất kỳ môn thể thao, nhiều người tận dụng “tài năng” của mình để kiếm thêm thu nhập. Cô bạn của tôi sau 1 năm theo đuổi và thành thạo bộ môn yoga, hiện tại cô ấy đang làm trợ giảng yoga cho các huấn luyện viên tại các trung tâm thể thao. Đối với những người làm nghề tay trái này, lương không phải là yếu tố chính mà cơ hội chia sẻ đam mê của mình với mọi người.
4. DJ
4. DJ
Đây là một trong những nghề cool của giới trẻ hiện nay. Thời gian làm việc thường là vào buổi tối đến khuya tại các quán bar và vũ trường nên thuận tiện cho dân văn phòng. Không phải thu nhập mà những DJ bán thời gian làm việc vì đam mê là chính. Chị bạn của tôi vừa làm account manager cho một creative agency vừa làm DJ bán thời gian cho các bar nhỏ ở quận 2. Chị nói lý do chị làm nghề tay trái không phải vì tiền mà đó là sở thích và những mối quan hệ cho công việc chính.
5. Viết blog
5. Viết blog
Viết blog hay phát triển nội dụng đang là nghề hot hiện nay. Trong thời buổi của công nghệ, doanh nghiệp nào cũng cần người phát triển nội dung cho website của mình nên nhu cầu tìm kiếm blogger ngày càng tăng. Ưu điểm của nghề này là làm việc độc lập, thời gian linh động và mức thu nhập khá hấp dẫn.
6. Lập trình
Đây được xem là nghề tay trái đang hái ra tiền dành cho dân công nghệ. Do tính chất công việc có thể làm việc từ xa nên không bao giờ thiếu cơ hội việc làm thêm trong ngành này với mức thù lao không ít chút nào. Những ngôn ngữ lập trình đang được săn đón nhất hiện nay bao gồm SQL, Java, Javascript, C#, Python, C++, PHP,…
7. Kinh doanh online
7. Kinh doanh online
Sự bùng nổ của mạng xã hội mở ra vô số cơ hội kinh doanh cho tất cả mọi người. Không cần thuê cửa hàng hay nhân viên, chỉ cần một trang facebook bạn có thể kết nối với khách hàng ở khắp mọi nơi với chi phí cực kỳ thấp. Quần áo, mỹ phẩm, phụ kiện, đặc sản địa phương là những mặt hàng kinh doanh phổ biến trên mạng xã hội vì khá dễ bán.
8. Bán Timeshare
8. Bán Timeshare
Không phải ai cũng làm được công việc này vì nó đòi hỏi người bán có mạng lưới quan hệ rộng với những người có thu nhập cao. Đây là một dịch vụ du lịch dành cho “người có tiền” nên mức thu nhập rất hấp dẫn và là nghề tay trái của dân văn phòng cao cấp. Bạn có thể tìm hiểu thêm nghề bán timeshare ở đây.
Lời kết:
Lời kết:
Bạn thấy mình có thể làm một trong những nghề tay trái trên đây không? Nếu việc tay phải cho phép bạn làm thêm nghề tay trái thì ngại gì không thử. Không chỉ tăng thêm thu nhập, bất kỳ cơ hội việc làm nào cũng giúp bạn mở rộng mối quan hệ cũng như rèn luyện được thêm các kỹ năng cần thiết cho công việc chính của mình.
Còn câu hỏi làm thế nào để tìm kiếm được các cơ hội việc làm trên đây, các trang việc làm freelance, những mối quan hệ sẵn có, những sự kiện, mạng xã hội…là những nguồn thông tin quý giá để bạn tham khảo. Đừng giới hạn bản thân mình!
Còn câu hỏi làm thế nào để tìm kiếm được các cơ hội việc làm trên đây, các trang việc làm freelance, những mối quan hệ sẵn có, những sự kiện, mạng xã hội…là những nguồn thông tin quý giá để bạn tham khảo. Đừng giới hạn bản thân mình!
Theo Hrinsider
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông