Kiến thức Marketing 7 lời khuyên giúp xây dựng một thương hiệu hấp dẫn

7 lời khuyên giúp xây dựng một thương hiệu hấp dẫn

3
7 lời khuyên dưới đây từ chuyên gia thương hiệu quốc tế Daniel Ally – nhà sáng lập The Ally Way, triệu phú tự thân ở tuổi 24 – sẽ giúp các nhà tiếp thị xây dựng một thương hiệu được nhiều người biết đến.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

1. Đẩy mạnh giới thiệu thương hiệu trên các phương tiện truyền thông xã hội

Hầu hết các nền tảng truyền thông xã hội là miễn phí, nhưng phần lớn mọi người chưa biết cách sử dụng nó một cách đúng đắn cho mục đích xây dựng thương hiệu. Vấn đề là họ thường đăng tải lại các bài báo, video, trích dẫn và những câu chuyện thay vì tự sản xuất nó. Tất nhiên, bạn có thể bận rộn và không có thời gian tự sáng tạo nội dung nhưng để tạo được dấu ấn cho thương hiệu bạn nên dành thời gian để tạo ra những nội dung độc đáo và thu hút đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn.

Bạn nên thông thạo ít nhất 3 mạng truyền thông xã hội, đặc biệt là Facebook, Twitter, YouTube và LinkedIn vì chúng có thể giúp tác động đến nhiều khách hàng nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng nên biết qua Instagram, Periscope, Pinterest. Chia sẻ nội dung trên các kênh truyền thông xã hội là cách tốt nhất để thương hiệu được biết đến.

2. Xây dựng các trang web mạnh mẽ

Mỗi doanh nghiệp hợp pháp hầu hết đều có một trang web, nhưng không phải tất cả các website đều hoạt động tốt. Có rất nhiều yếu tố cấu thành một trang web tốt, từ nội dung, hình thức, tương tác…

Tuy nhiên yếu tố quan trọng nhất thu hút người xem chính là nội dung. Trang web của bạn phải có đầy đủ các thông tin, truyền cảm hứng và cho người xem khả năng tương tác. Nếu người ta không tìm thấy những gì họ muốn trong một trang web, họ sẽ lập tức rời đi.

3. Tìm hiểu copywriting

Copywriting thực chất là biên tập và phát triển nội dung các bài quảng cáo để tiếp cận hàng triệu người tiêu dùng mỗi ngày. Nếu bạn không có thời gian để học các kỹ năng văn bản triệu đô này, bạn có thể giao nó cho một người chuyên nghiệp viết. Đây là yếu tố còn thiếu trong phần lớn các thương hiệu.

4. Sử dụng công cụ quảng cáo trực quan

Các trang web có video và hình ảnh sẽ nổi bật hơn rất nhiều so với những trang không có. Nó cũng giúp người đọc tập trung sự chú ý vào thương hiệu của bạn bằng cách thu hút ánh mắt của họ.

Trang web và các phương tiện truyền thông xã hội của bạn nên đăng tải nhiều hình ảnh trực quan về các sự kiện, sản phẩm, hàng hoá. Hình ảnh và video sẽ được xem như “bằng chứng” về những gì bạn đang làm trong doanh nghiệp của bạn. Trong nhiều ngành, khách hàng không thể tin tưởng sản phẩm nếu không có hình ảnh thật. Ai sẽ tin bạn nếu không có bất kỳ bằng chứng thị giác nào?

5. Hãy tạo nên những thứ đáng nhớ

Nếu bạn muốn có danh tiếng tốt trên thị trường, bạn phải tạo ra danh tiếng riêng. Bạn cũng cần chắc chắn rằng tên thương hiệu phải dễ đánh vần, phát âm và dễ nhớ.

Hãy nhìn vào thực tế những cái tên dễ nhớ thường là có hai âm tiết như Bill Gates, Richard Branson, Warren Buffet, Donald Trump, Bill Clinton, Oprah Winfrey… Nhiều doanh nghiệp cũng chọn những cái tên rất dễ gây ấn tượng như: Apple, Twitter, Facebook, Wal-Mart.

Ngoài ra, nếu tên của bạn rất phổ biến, như John Smith, bạn có thể muốn có một biệt danh hoặc thêm tên lót. Tên của bạn là một phần quan trọng của doanh nghiệp và từ khóa tìm kiếm cho khách hàng của bạn.

6. Viết một cuốn sách

Khi mọi người thích bạn, họ sẽ mua sách của bạn bởi họ muốn tìm kiếm được những điều thú vị và những cơ hội.

“Sau khi bán được hàng ngàn cuốn sách, tôi có thể nói với bạn rằng việc xuất bản một cuốn sách là một chứng chỉ rất có sức mạnh. Trong một số trường hợp, nó có thể được so sánh với một MBA hoặc tiến sĩ”, Daniel Ally chia sẻ.

Dù bằng cách nào, cuốn sách của bạn sẽ đem đến cho bạn những cơ hội, có thể dẫn bạn đến với lượng độc giả lớn hơn mà bạn có thể phục vụ.

7. Kể lại một câu chuyện về chính bạn

Kể từ khi nền văn minh nhân loại xuất hiện, con người luôn học được những bài học lớn nhất thông qua các câu chuyện. Một câu chuyện về chính bản thân bạn sẽ là cách hiệu quả nhất để cho người đọc, người nghe biết đầy đủ thông tin về bạn và những quyết định quan trọng của cuộc đời bạn. Nó cũng thổi hồn cho thương hiệu của bạn để thông điệp tiếp thị trở nên sâu sắc hơn.

Theo BizLive

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không