Kiến thức Tuyển dụng 5 cách ứng phó với các câu hỏi phỏng vấn kỳ lạ

5 cách ứng phó với các câu hỏi phỏng vấn kỳ lạ

3
Mặc dù việc phỏng vấn ứng viên bằng cách đặt ra những câu hỏi kỳ quặc đã không còn được ưa chuộng trong những năm gần đây, nhưng các nhà tuyển dụng của những công ty nổi tiếng như Google, Microsoft thỉnh thoảng vẫn còn sử dụng cách thức này.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Tại SpaceX, CEO Elon Musk cũng nổi tiếng với sở thích đặt ra cho các ứng viên ở vị trí kỹ sư những câu hỏi hóc búa có liên quan đến lĩnh vực địa lý. Vậy làm thế nào ứng viên có thể trả lời những câu hỏi phỏng vấn kiểu như “Nếu có thể trở thành một con vật, bạn muốn trở thành con gì?” (câu hỏi này được cho là đã từng xuất hiện trong buổi phỏng vấn tại Apple)?

Dưới đây là một số mẹo hữu ích:

1. Duy trì thái độ tích cực

Chắc chắn trong hầu hết trường hợp, các câu hỏi như đã nói ở trên có vẻ rất kỳ quặc, đôi khi còn có vẻ “ngu ngốc” nữa, nhưng điều mà nhà tuyển dụng muốn thấy là cách mà ứng viên đối diện với những điều diễn ra không như mong đợi và họ có khả năng suy nghĩ vượt ra khỏi mọi khuôn khổ hay không.

Dù có cảm thấy như thế nào về câu hỏi, hãy duy trì thái độ tích cực như trong mọi buổi phỏng vấn tuyển dụng khác.

2. Lặp lại câu hỏi

Cũng như với mọi câu hỏi khó, việc lặp lại câu hỏi một cách rành rọt sẽ giúp ứng viên có thêm thời gian để tìm ra câu trả lời phù hợp.

3. Tập trung giải quyết vấn đề

Tùy vào từng dạng câu hỏi, ứng viên nên nhìn nhận nó như một dạng câu hỏi thông thường về vấn đề kỹ thuật hoặc quản lý: xem xét yếu tố cốt lõi, các nguồn lực có sẵn, những khả năng có thể phát sinh và từng bước giải quyết vấn đề theo cách của riêng mình.

Bằng cách này, ứng viên sẽ chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy mình có sức sáng tạo và khả năng đưa ra giải pháp trong những tình huống bất ngờ nhất. Thậm chí nếu không đưa ra câu trả lời chính xác, ít nhất nhà tuyển dụng cũng có thể thấy quá trình suy nghĩ của ứng viên.

4. Thể hiện tố chất, kỹ năng của bản thân

Những câu hỏi kỳ quặc thường không nhằm mục đích “hỏi cho vui”. Nhà tuyển dụng sử dụng chúng để có một cái nhìn cụ thể hơn về tính cách ứng viên.

Ví dụ với câu hỏi “Nếu chỉ được đem theo 3 món đồ để đến một hoang đảo, bạn sẽ đem theo những món gì?”, nhà tuyển dụng muốn có một cái nhìn sâu sắc hơn về ứng viên. Họ có thể là một người sáng tạo nếu muốn đem theo sơn màu, có thể là một người hung dữ nếu muốn đem theo súng bắn lửa, có thể là một người thực tế nếu muốn đem theo một chiếc radio…

Tùy trường hợp đang ứng tuyển vào vị trí công việc đòi hỏi những tố chất, kỹ năng gì, ứng viên nên nêu câu trả lời cho nhà tuyển dụng thấy mình có sở hữu những tố chất, kỹ năng đó.

5. Đừng sợ hãi

Khi đối mặt với tình huống oái ăm, phản ứng tự nhiên là hoảng sợ. Trên thực tế, nhiều nhà tuyển dụng mong chờ một sự đột phá từ não bộ của ứng viên để giải thoát họ khỏi trạng thái “cứng lưỡi”. Bằng cách tập trung vào hướng giải quyết vấn đề thay vì sự “kỳ quặc” của câu hỏi, ứng viên có thể đưa ra câu trả lời tuyệt vời.

Theo Dice Insights

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không