Kiến thức Đãi ngộ 4 từ cần nhớ khi người lao động đàm phán tăng lương

4 từ cần nhớ khi người lao động đàm phán tăng lương

6
Để thành công trong các cuộc đàm phán tiền lương, bạn cần phải có chiến lược và bí quyết riêng chứ không đơn giản chỉ là đưa ra những yêu cầu.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, nếu như bạn nói 4 từ này, bạn có thể tạo ra sự khác biệt. Đó là KHI, TÔI, THẤY và CẦN. Công thức đơn giản cho những câu đề nghị kiểu này là: KHI vấn đề… xảy ra, TÔI THẤY… và TÔI CẦN…

Theo tiến sĩ Michael McNulty, một chuyên gia đào tạo đến từ tổ chức The Gottman Institute cho biết, khi muốn đề nghị tăng lương, bạn nên thể hiện thái độ tích cực, tránh dùng những từ ngữ mang tính “đổ lỗi” cho sếp.

“Khi bạn dùng chủ ngữ là TÔI và bày tỏ quan điểm, nguyện vọng cũng như cảm giác của bản thân đối với sếp, bạn có thể đạt được mục đích của mình. Đây gọi là kỹ thuật mở đầu thân thiện” – Tiến sĩ McNulty nói.

KHI nhìn vào bảng thành tích mà tôi đã đạt được cũng như những khó khăn mà tôi đã vượt qua, mức lương hiện tại của tôi ở vị trí này là không tương xứng.

Tôi thực sự THẤY nản lòng.

Tôi THẤY lo lắng cho vấn đề tài chính của gia đình mình.

Tôi THẤY rất buồn bởi tôi vẫn luôn muốn làm việc lâu dài tại đây.

Tôi rất thích mọi người và công ty mình.

Tôi không cho rằng những cống hiến của mình không được ghi nhận hoặc đánh giá cao.

Tôi THẤY khá mệt mỏi.

Tôi CẦN được xem xét lại vấn đề tiền lương.

Tôi CẦN một mức lương cao hơn

Tôi CẦN cơ hội để được thưởng hoặc chia lợi nhuận công ty

“Những câu nói này luôn hữu ích trong mọi hoàn cảnh. Nó giúp bảo vệ bạn trong trường hợp cấp trên muốn biện minh cho suy nghĩ của họ bằng cách đưa ra các quy định hoặc đổ lỗi cho bạn trước khi bạn có thể nói ra suy nghĩ hay yêu cầu của mình” – Tiến sĩ McNulty nhấn mạnh.

Một số nghiên cứu trước đó đã cho thấy bộ phận để xử lý tư duy logic trên não người có thể sẽ “đi ngủ” khi chúng ta bị tấn công và khiến ta không phản ứng kịp trong những trường hợp khẩn cấp. Và tất nhiên, não của bạn rất dễ “đi ngủ” trong những cuộc đàm phán lương nếu như bạn không thực sự vững vàng.

Trong cuốn sách “Compelling People”, hai tác giả đến từ trường kinh doanh Havard John Neffinger và Matthew Kohut cũng đưa ra kết luận: Một cuộc thảo luận sẽ không còn là bài tập tư duy logic và giải thích lý do khi nó trở thành một cuộc cãi vã.

Ngược lại, khi bạn mở đầu cuộc đàm phán với sếp bằng những lời chỉ trích gay gắt, đổ lỗi, thậm chí là cãi vã, kết quả sẽ chẳng đi đến đâu.

Theo Tiến sĩ McNulty, trong cuộc đàm phán lương, bạn có thể nói với sếp câu này: “Tôi THẤY sếp và công ty chưa thực sự quan tâm đến những nhu cầu của tôi. Làm sao tôi có thể nuôi được cả gia đình với đồng lương hiện tại? Tôi CẦN được tăng lương. Nếu không, tôi rất tiếc phải ra đi”.

Bên cạnh đó, các chuyên gia tâm lý cũng cho rằng, để tránh mâu thuẫn “âm ỉ”, bạn nên yêu cầu được tăng lương ngay khi cảm thấy mình bị đối xử bất công và bị trả lương thấp. Điều này nghe có vẻ giống như một lời khuyên thừa thãi nhưng hầu hết người Mỹ thậm chí còn không đòi tăng lương.

Bạn càng bày tỏ được nguyện vọng của mình sớm bao nhiêu thì sẽ càng tránh được mâu thuẫn dồn nén bấy nhiêu. Và tất nhiên, điều này sẽ tốt cho bạn.

“Chúng ta đang sống trong một nền văn hóa hiện đại và tránh xung đột. Đó cũng là lý do khiến đôi khi chúng ta ngại nói ra suy nghĩ hoặc yêu cầu của mình đối với người khác. Và đến khi “tức nước vỡ bờ”, chúng ta thường chỉ biết phàn nàn, cãi vã hay đổ lỗi cho nhau. Trong khi đó, bạn hoàn toàn có thể nói ra quan điểm và suy nghĩ của mình trước” – Tiến sĩ McNulty kết luận.

Theo Trí Thức Trẻ

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không