Kiến thức Marketing Facebook thay đổi thuật toán: kiên quyết loại trừ nội dung “Câu...

Facebook thay đổi thuật toán: kiên quyết loại trừ nội dung “Câu like”

4

Các tin “giật tít” quá đà là một sự phiền nhiễu không nhỏ, và Facebook đang cố gắng loại trừ nó.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa
Có lẽ, chúng ta đã quá chán nản với tình trạng “giật tít” của các báo mạng trên Facebook hiện nay. Những bài báo nội dung không có gì hay ho nhưng mang cái tít như “Bạn sẽ không tin nổi…”, “Nếu không… thì bạn sẽ nuối tiếc cả đời” làm chúng ta phải tò mò và click vào, sau đó chúng ta lại thất vọng với nội dung của bài vì nó không như mình nghĩ.

Facebook hiểu điều đó và trong hôm nay, họ đang thay đổi các thuật toán để loại trừ nạn “giật tít” vô tội vạ như trên. Công ty cho biết họ chỉ nhắm đến các trường hợp nghiêm trọng và gây ảnh hưởng đến người dùng nhiều nhất.

Vào năm trước, công ty đã thực hiện một số chỉnh sửa để những bài biết có tiêu đề gây sốc ít được người dùng thấy hơn. Tuy nhiên Phó Giám Đốc mảng quản lí sản phẩm Adam Mosseri cho biết đây sẽ là thay đổi lớn trong thuật toán của Facebook kể từ năm 2014 đến nay. “Nó sẽ nhắm đến những bài báo “giật tít” nghiêm trọng nhất, chúng tôi kiên quyết diệt trừ nạn spam”.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam
Được biết, nhóm làm việc Facebook đã phân loại vài chục nghìn tiêu đề tin tức khác nhau để xem nó có phản ánh nội dung thực hay bóp méo thông tin một cách quá đà. Sau đó kết quả trên được áp dụng cho thuật toán để hệ thống có thể tự động phát hiện ra các tiêu đề “giật tít” và tự động giảm số lượng người có thể nhìn thấy (Reach) bài viết đó

“Chúng tôi thay đổi để cho các đầu báo tạo ra những tiêu đề tốt hơn. Chúng tôi nghĩ nó sẽ tăng trải nghiệm Facebook cho người dùng, vì đó là những gì người dùng thực sự muốn”, Mosseri cho biết.

Trước đó, Facebook có hệ thống tự động nhận diện những bài viết có tiêu đề “giật tít” như sau: nó sẽ tính toán thời gian kể từ khi người dùng click vào bài viết và lúc người dùng nhấn quay lại Facebook, nếu thời gian đó quá ngắn, dấu hiệu cho thấy đây là tin có tít “sốc” nhưng nội dung không đủ chất lượng, hệ thống sẽ đặt bài viết đó vào diện “giật tít câu like”.

Với thay đổi lần này, Facebook cho biết thuật toán chỉ phân tích tiêu đề chứ nó không phân tích dòng mô tả khi người dùng chia sẻ bài viết. Nó còn có thể thay đổi theo thời gian thực, có nghĩa nếu các đầu báo thấy lưu lượng người dùng giảm, họ có thể thay đổi tiêu đề để nhiều người dùng có thể thấy bài viết hơn.

Theo Trí Thức Trẻ/GenK

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không