Mục lục
hiện
Kế toán và Quản trị Kinh doanh luôn là hai ngành luôn có “sức hút” với các sĩ tử trong nhiều năm qua. Mỗi ngành có những đặc điểm, lợi thế và cơ hội việc làm khác nhau.
Kế toán – cơ hội việc làm rộng mở
Muốn học ngành Kế toán, trước tiên phải hiểu rõ kế toán là gì? Kế toán là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về tình hình hoạt động tài chính của một tổ chức, một doanh nghiệp, một cơ quan nhà nước, một cơ sở kinh doanh tư nhân… Bởi vậy đây là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế. Từ quản lý ở phạm vi từng đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp cho đến quản lý ở phạm vi toàn bộ nền kinh tế.
Theo số liệu báo cáo kinh tế, đến năm 2018, tỷ lệ việc làm của lĩnh vực kế toán tăng trưởng khoảng 22% mỗi năm. Cũng bởi hàng tháng nước ta có hàng nghìn doanh nghiệp được thành lập trong khi đó trung bình mỗi doanh nghiệp cần 2-6 kế toán viên. Chính vì vậy mà cơ hội việc làm của ngành Kế toán là vô cùng rộng lớn.
Người học ngành Kế toán có rất nhiều lựa chọn hấp dẫn về việc làm. Không chỉ là những chuyên viên phụ trách kế toán, kiểm toán, giao dịch ngân hàng, thuế, thủ quỹ… mà sau khi tốt nghiệp, bạn có thể làm nhân viên mô giới chứng khoán, quản lý dự án hay nghiên cứu, giảng dạy hoặc làm thanh tra kinh tế.
Quản trị kinh doanh – ngành học năng động, đầy thử thách
Quản trị kinh doanh luôn là một ngành chiếm thứ hạng cao trong hồ sơ đăng kí xét tuyển của thí sinh. Nhưng nhiều bạn chưa hiểu quản trị kinh doanh là gì. Quản trị kinh doanh là việc thực hiện các hành vi quản trị quá trình kinh doanh để duy trì, phát triển công việc kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc cân nhắc, tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa hóa “hiệu suất”, “quản lý hoạt động kinh doanh” bằng quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản lý.
Một câu hỏi phổ biến hiện nay, ai cũng học làm sếp (hiểu theo nghĩa quản trị chính là quản lý, lãnh đạo), vậy lấy ai ra sẽ làm lính? Và có phải cứ học Quản trị Kinh doanh đương nhiên ra trường trở thành giám đốc?
Không có một ngành học nào dạy sinh viên ra trường mà có thể làm giám đốc, CEO ngay được. Học quản trị kinh doanh sẽ cho các bạn biết cho bạn biết làm sao để có thể trở thành giám đốc, CEO và con đường ngắn nhất để đạt đến thành công.
Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành quản trị kinh doanh có thể làm chuyên viên tại phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, phòng marketing, phòng hỗ trợ – giao dịch khách hàng. Hay tuyển dụng vào một số vị trí như: nhân viên kế hoạch đầu tư, nhân viên bộ phận nhân sự, nhân viên bán hàng, nhân viên tổ chức hành chính, nhân viên bộ phận kế hoạch bán hàng, nhân viên phát triển hệ thống, nhân viên kinh doanh, nhân viên xuất nhập khẩu… nếu như bạn có đủ nguồn lực có thể khởi nghiệp với việc tự thành lập và điều hành công ty riêng. Cũng có thể không theo kinh doanh mà giảng dạy ngành này tại các trường Cao đẳng – Đại học.
Mỗi một ngành học đều có những thách thức và cơ hội việc làm khác nhau. Việc lựa chọn ngành học nên xuất phát từ niềm đam mê, nguồn lực của bản thân. Tuy nhiên, nếu xét thấy bản thân có đủ sự cẩn thận, nhanh nhẹn, cầu toàn, Kế toán là một gợi ý cho bạn. Trong trường hợp bạn tự tin về trình độ, khả năng thích ứng với mọi môi trường, có kĩ năng lãnh đạo, giao tiếp tốt, thích làm việc trong môi trường sáng tạo, năng động, dám đương đầu với thử thách, bạn hoàn toàn có tố chất để theo học Quản trị kinh doanh.
| Đọc thêm: Tổng hợp hàm kế toán excel đơn giản và phần mềm hỗ trợ quản lý tài chính mà kế toán cần biết
Theo hocvtc
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông