Kiến thức Marketing Hội thảo Việt Nam Marketing: 90% DN TP.HCM sử dụng tiếp thị...

Hội thảo Việt Nam Marketing: 90% DN TP.HCM sử dụng tiếp thị trực tuyến

9
Đã có hơn 90% doanh nghiệp của TP HCM tìm đến công cụ tiếp thị trực tuyến, theo thống kê của Đại học Tài chính-Marketing.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Một nghiên cứu do Tiến sĩ Nguyễn Xuân Trường – Khoa Marketing (Đại học Tài chính – Marketing) chủ trì vừa được công bố tại hội thảo “Việt Nam Digital Marketing 2016” cho biết, đã có hơn 90% doanh nghiệp tại TP HCM từng sử dụng công cụ tiếp thị trực tuyến (Digital Marketing). Trong số này, hơn 85% vẫn kết hợp tiếp thị trực tuyến với các phương thức tiếp thị truyền thống. Chỉ khoảng 15%  triển khai tiếp thị trực tuyến độc lập.

Các hình thức tiếp thị trực tuyến phổ biến nhất có: Online Advertising, Email Marketing, Paid Search, SEO, Online PR, Mobile Marketing và Social Media. Trong đó, Online Advertising, Email Marketing và Paid Search đang được sử dụng nhiều hơn cả. Doanh nghiệp làm tiếp thị trực tuyến cũng đã bài bản hơn. Hầu hết tiến hành tiếp thị trực tuyến theo dự án, theo kế hoạch năm và quý.

Tuy nhiên, xét về kết quả, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Trường nhận định: “Hiệu quả của các công cụ tiếp thị trực tuyến cũng như hoạt động tiếp thị trực tuyến còn chưa cao như mong đợi của doanh nghiệp. Điều này có thể là do sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt  và hoạt động tiếp thị trực tuyến của các doanh nghiệp chưa thực sự bài bản.”

Kết quả nghiên cứu cũng cho biết, khoảng 60% doanh nghiệp đang có ý định tăng ngân sách cho tiếp thị trực tuyến trong giai đoạn từ đây đến 2020. Tuy nhiên, để khoản ngân sách này được rót vào hiệu quả thì nhóm nghiên cứu cho rằng, vấn đề nhân lực cần phải cải thiện. Hiện, mỗi doanh nghiệp chỉ mới có trung bình 1-2 người chuyên làm tiếp thị trực tuyến. Đa phần nhân viên có trình độ đại học nhưng từ các ngành khác và học thêm công cụ tiếp thị trực tuyến chứ hiếm có nhân sự chuyên sâu.

Bà Tammy Phan – Giám đốc chiến lược kinh doanh bán hàng thị trường Việt Nam của Google nhận định, mọi người ngày nay đang “nắm cả thế giới trong bàn tay” thông qua chiếc smartphone. Có đến 70% người mua hàng tìm kiếm thông tin trên Google trước khi ra quyết định. Để tiếp thị trực tuyến hiệu quả, bà gợi ý doanh nghiệp nên quan tâm đến 5 khoảnh khắc mà người tiêu dùng cần đến internet nhất. Đó là: Xem những điều họ đam mê, khi cần biết thông tin gì đó, khi muốn đi đến đâu đó, khi muốn làm gì đó và khi muốn mua gì đó. Xếp theo thứ tự thì “Khi muốn mua gì đó” chỉ là lý do thứ 5 mà người tiêu dùng muốn tiếp cận internet. Điều quan trọng là doanh nghiệp phải khéo léo xuất hiện ở những khoảnh khắc còn lại, khi mà người tiêu dùng đang “lang thang trên mạng”.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam 
Ông Trương Văn Quý – CEO của EQVN nhận định, bản thân hoạt động tiếp thị trực tuyến cũng đang thay đổi. Trong đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ bắt kịp xu thế nhanh hơn. Ông cho rằng, trên môi trường trực tuyến, hoạt động tiếp thị và bán hàng đang dần liên kết trực tiếp với nhau. Hoạt động tiếp thị trực tuyến đã có thể trực tiếp mang lại doanh thu.  “Doanh nghiệp cần thay cơ chế chi tiền cho marketing. Nó không còn nằm ở bộ phận marketing nữa mà còn nằm ở bộ phận bán hàng”, vị này đề xuất.

Ông Quý dẫn chứng mô hình Personal Selling và Personal Marketing. Ngày nay, ở một số ngành, một nhân viên có thể làm cả 2 việc tiếp thị và bán hàng (Personal Selling & Marketing) với kết quả tốt hơn. Bất động sản là một ví dụ. Ông cho biết, có những nhân viên kinh doanh bất động sản giỏi sẵn sàng tự chi 9-10 triệu đồng mỗi tháng để chạy tiếp thị trực tuyến nhằm bán được khoảng 2 sản phẩm, thu về 30-40 triệu đồng thu nhập từ hoa hồng. Chính vì thế, doanh nghiệp nên cấp quyền và ngân sách cho họ nhiều hơn để họ có đủ kinh phí chạy tiếp thị trực tuyến trong thời đại quyền lực của truyền thông cá nhân ngày càng mạnh chứ không còn tập trung chỉ vào thương hiệu.

“Cũng còn nhiều doanh nghiệp khá bỡ ngỡ với tiếp thị trực tuyến vì họ vẫn không coi công nghệ là một phần trong hoạt động kinh doanh của mình. Tôi nghĩ cấu trúc của doanh nghiệp sắp tới nên có 2 phần: thương hiệu và công nghệ. Cần ưu tiên các công nghệ như: CRM, IOT, Integrated & Data analytic… và nhắm đến môi trường di động đầu tiên”, ông Quý gợi ý.

Theo VnExpress

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không