Kiến thức Tài chính kế toán Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa...

Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa – mẫu 05 – VT

2007
Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa nhằm xác định số lượng, chất lượng và giá trị vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa có ở kho tại thời điểm kiểm kê làm căn cứ xác định trách nhiệm trong việc bảo quản, xử lý vật tư, công cụ  thừa, thiếu và ghi sổ kế toán. 

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Mẫu biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa được ban hành kèm thông tư 200.
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Cách viết:
Góc trên bên trái của Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận sử dụng. Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm thực hiện kiểm kê. Ban kiểm kê gồm Trưởng ban và các uỷ viên.
Mỗi kho được kiểm kê lập 1 biên bản riêng.
Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, nhãn hiệu, quy cách, đơn vị tính của từng loại vật tư, công được kiêm kê tại kho.
Cột 1: Ghi đơn giá của từng thứ vật tư, công cụ (tuỳ theo quy định của đơn vị để ghi đơn giá cho phù hợp).
Cột 2, 3: Ghi số lượng, số tiền của từng thứ vật tư, công cụ theo sổ kế toán.
Cột 4, 5: Ghi số lượng, số tiền của từng thứ vật tư, công cụ theo kết quả kiểm kê.
Nếu thừa so với sổ kế toán (cột 2, 3) ghi vào cột 6, 7, nếu thiếu ghi vào cột 8, 9.
Số lượng vật tư, công cụ thực tế kiểm kê sẽ được phân loại theo phẩm chất:
– Tốt 100% ghi vào cột 10.
– Kém phẩm chất ghi vào cột 11.
– Mất phẩm chất ghi vào cột 12.
Nếu có chênh lệch phải trình giám đốc đơn vị ghi rõ ý kiến giải quyết số chênh lệch này.
Biên bản được lập thành 2 bản:
– 1 bản Ban Tài chính, Kế toán lưu.
– 1 bản thủ kho lưu.
Sau khi lập xong biên bản, trưởng ban kiểm kê và thủ kho, kế toán trưởng cùng ký vào biên bản (ghi rõ họ tên).
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không