Kiến thức Tài chính kế toán Vấn nạn tiêu cực gian lận ở Doanh nghiệp: cần loại trừ...

Vấn nạn tiêu cực gian lận ở Doanh nghiệp: cần loại trừ ngay

410
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamHầu hết trong số 25 doanh nghiệp được phỏng vấn tại Việt Nam ít nhiều đều có liên quan tới gian lận 
Mặc dù hành lang pháp lý về chống gian lận và tham nhũng đã được kiện toàn và ban hành rộng rãi trên toàn cầu cũng như việc thực thi các luật này cùng với nỗ lực của các chính phủ và các tổ chức phi chính phủ, song những nguy cơ hối lộ và tham nhũng vẫn đang tồn tại một cách khá phổ biến. Hầu hết trong số 25 doanh nghiệp (DN) được phỏng vấn tại Việt Nam đều cho rằng ban lãnh đạo của họ rất hiểu về những nguy cơ này tuy nhiên, nhận thức về các hậu quả của việc tố giác hành vi hối lộ đối với một DN như các khoản phạt, chi phí buộc tuân thủ luật, kiện tụng với đối thủ cạnh tranh… là khác nhau. Các biện pháp sử dụng để ngăn ngừa các hành vi gian lận chủ yếu chỉ là tăng cường công tác đào tạo, tăng cường nhận thức và các cuộc kiểm toán nội bộ, tập trung vào vấnđề ngăn ngừa các hành vi gian lận. Trong khi đó, việc duy trì các đường dây nóng của các cơ quan chức năng như là công cụ kiểm soát lại ít được sử dụng.
So sánh tỷ lệ giữa Việt Nam với 8 nước và khu vực (Trung Quốc, Malaysia, Philipines, Singapore, Hàn Quốc, Viễn Đông, toàn cầu) theo từng tiêu chí có những số liệu để tham khảo như sau: Theo tiêu chí “Đã xảy ra hối lộ trong 2 năm qua”, Việt Nam là nước có tỷ lệ lớn thứ 2 sau Hàn Quốc; theo tiêu chí “Phải hối lộ để giữ/giành việc kinh doanh”, Việt Nam và Hàn Quốc cùng có tỷ lệ lớn thứ 2 sau Trung Quốc; theo tiêu chí “Mất hợp đồng kinh doanh do không đưa hối lộ”, Việt Nam có tỷ lệ lớn thứ 3 sau Hàn Quốc và Trung Quốc; theo tiêu chí “Cưỡng chế thi hành luật cực kỳ hoặc rất mạnh mẽ”, Việt Nam lại rất thấp, chỉ đứng hàng thứ 7…
Ngoài ra, vai trò của kiểm toán nội bộ trong phát hiện tham nhũng ở Việt Nam chưa được chú trọng. Chỉ chưa đầy 20% doanh nghiệp Việt Nam tuân thủ kiểm toán nội bộ, trong khi đây là hoạt động được các quốc gia khác rất coi trọng nhằm đo mức độ minh bạch tài chính.
Ông Hoàng Văn Chương – Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Kiểm toán Nhà nước, cho biết: Những thủ đoạn gian lận và tham nhũng dưới góc nhìn của kiểm toán viên Nhà nước hiện nay chủ yếu phổ biến trong các lĩnh vực Đầu tư xây dựng, ngân hàng, bưu chính viễn thông, đầu tư nước ngoài, xây dựng giao thông đường bộ, đất đai v.v.
Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, thủ đoạn gian lận, tham nhũng xảy ra ngay từ khâu chuẩn bị đầu tư, thiết kế, giải quyết vốn, xin phép đầu tư xây dựng, giải phóng mặt bằng, tổ chức đ u thầu, thi công cho đến khâu quyết toán công trình. Điển hình trong khâu lập dự án: thiết kế kỹ thuật và dự toán của chủ đầu tư thiếu chính xác, không khả thi, dự toán thấp để được duyệt…, nhiều công trình chưa được thẩm định điều kiện đầu tư, chưa đủ các thủ tục quy định đã được cấp vốn, thậm chí được khởi công xây dựng. Sau khi hoàn thành mới lập dự toán để hợp thức hóa các khoản đã chi, trong đó có nhiều khoản chi khống, tham ô. Hay như trong khâu giải quyết vốn: cơ quan cấp vốn thì lợi dụng cơ chế đề giàng buộc người được cấp vốn, không cấp một lần mà chia nhiều lần, gây áp lực để đưa các nhà đầu tư do mình giới thiệu… gây nên tình trạng công trình kéo dài, chất lượng và hiệu quả kém. Còn có cơ quan điều hành kế hoạch đầu tư của Nhà nước thì lợi dụng việc vốn thiếu để cấp vốn dàn trải, không tập trung dứt điểm gây nên tình trạng chiếm dụng vốn kéo dài, gây khó khăn cho DN, thậm chí phá sản do phải chịu lãi xuất tiền vay; đồng thời, do việc triển khai kế hoạch của các cơ quan có thẩm quyền chậm dẫn đến chạy chọt, tiêu cực… Ngay như khâu giải phóng mặt bằng, thủ đoạn tham nhũng cũng thường biểu hiện qua việc ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng bớt xén tiền đền bù của dân, đền bù không thỏa đáng, khai khống số hộ và chi phí đền bù để rút tiền của Nhà nước, móc ngoặc với dân để khai tăng giá trị, tách một hộ thành nhiều hộ. Ví dụ vụ giải tỏa đường 32 có trường hợp tách 1 hộ thành 3; vụ giải tỏa mặt bằng cho nhà máy xi măng Tràng Kênh, ban chỉ đạo khai khống giá trị đền bù từ 27 tỷ đồng lên 50 tỷ đồng….
Trong lĩnh vực ngân hàng, gian lận và tham nhũng thể hiện ở thủ đoạn lừa đảo thông qua hoạt động thế chấp, cầm cố trong tín dụng ngân hàng; thủ đoạn tham ô; thủ đoạn cố ý làm trái. Ví dụ như tạo hồ sơ giả và công chứng giả để đi thế chấp; dùng một tài sản để thế chấp và cầm cố ở nhiều ngân hàng; thuê nhà của chủ sở hữu khác để đưa đi thế chấp, mượn tài sản của người khác để cầm cố; sử dụng con dấu, giấy tờ của DN đã giải thể móc nối với cán bộ tín dụng làm thủ tục vay vốn; không kiểm tra thực tế và sâu sát tài sản thế chấp; thẩm định hồ sơ qua loa, đại khái, bỏ qua sai sót… Hay như, định giá tài sản thế chấp tùy tiện, có lợi cho khách hàng, không tính đến những yếu tố biến đổi giá cả và khả năng phải thu hồi cả gốc, lãi và phạt về sau; khi cưỡng chế tài sản cầm cố, thế chấp bán hóa giá để thu hồi vốn vay tìm cách xà xẻo, bớt xén hoặc bán đổ, bán tháo, bán phá giá, chi phí bừa bãi gây thất thoát và mất khả năng thanh toán. Ngoài ra, còn thể hiện ở một số thủ đoạn khác như một số DN lợi dụng việc mở rộng kinh doanh, đổi mới công nghệ… vay để nhập thiết bị cũ, lạc hậu hoặc nâng giá thành thiết bị, dẫn đến kinh doanh không hiệu quả nợ ngân hàng không có khả năng trả; báo cáo khống vốn; hối lộ cán bộ ngân hàng để vay với số tiền lớn, hồ sơ thế chấp không đủ…
Lĩnh vực đầu tư nước ngoài, gian lận, tham nhũng thể hiện ở ngay từ giai đoạn hình thành dự án; giai đoạn thẩm định dự án cho đến giai đoạn triển khai thực hiện dự án. Ví dụ như lợi dụng sự kém hiểu biết và thiếu thông tin kinh tế của phía Việt Nam, phía nước ngoài luôn tìm cách khai tăng giá trị tài sản, máy móc, thiết bị… để tính vào vốn góp liên doanh. Hoặc trốn thuế bằng cách kinh doanh ngoài phạm vi giấy phép, giấu doanh thu, giấu chi phí bằng “biểu xảo” hoạch toán để giảm thuế…
Đây là những vấn đề đặt ra cho các cơ quan chức năng (và công ty kiểm toán) cần tăng cường kiểm tra, giám sát, nhắc nhở, ngăn ngừa để tạo môi trường sản xuất, kinh doanh lành mạnh cho DN.

Theo TBTC

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không