Kiến thức Tài chính kế toán Bạn có biết hạch toán khoản đầu tư tài chính theo đúng...

Bạn có biết hạch toán khoản đầu tư tài chính theo đúng bản chất?

629
Không ít DN niêm yết đã và đang phải chịu khoản lỗ lớn do phải trích lập dự phòng đầu tư tài chính. Thực tế này khiến nhiều nhà đầu tư, DN chú ý hơn đến công tác trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam. Nhiều ý kiến cho rằng, việc yêu cầu trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính tính vào chi phí hoàn động trong kỳ theo hướng dẫn của Thông tư 13/2006/TT-BTC có nhiều điểm chưa phù hợp. ĐTCK xin trích lược cách thể hiện và tính trích lập dự phòng các khoản đầu tư tài chính theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế để bạn đọc tiện theo dõi và so sánh.

Theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS), các khoản đầu tư tài chính tại DN có thể chia làm 4 loại:

Loại 1: Đầu tư dưới 20% vốn một DN (minority passive investment);

Loại 2: Đầu tư từ 20% đến 50% vốn một DN (minority active investment);

Loại 3: Đầu tư từ 51% trở lên (Controlling interest);

Loại 4: Liên doanh, liên kết.

Đối với loại đầu tư 1, có thể chia làm 3 loại cơ bản sau:

· Held to maturity investments (H-T-M investments): áp dụng cả đối với chứng khoán nợ như trái phiếu, tría phiếu chuyển đổi mà nhà đầu tư có ý định giữ đến khi đáo hạn.

· Held for trading securities (H-F-T securities): Các tài sản chứng khoán dưới dạng chứng khoán nợ hoặc chứng khoán vốn (cổ phần) mà nhà đầu tư có ý định sẽ bán trong tương lai gần, thường là dưới 3 tháng.

· Available for sale investments: Bao gồm các chứng khoán nợ và chứng khoán vốn không thuộc hai loại trên.

Quy định về hạch toán trên báo cáo tài chính như sau:

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam
Đối với loại 1, còn có một cách phân loại khác là ghi nhận hợp lý giá trị đầu tư. Khi đó giá trị khoản mục đầu tư sẽ được ghi nhận theo giá trị hợp lý và lỗ/lãi chưa ghi nhận thể hiện trên báo cáo thu nhập.

Trường hợp khoản đầu tư chiếm từ 20% – 50% vốn một DN sẽ thể hiện khoản đầu tư chung dưới tên gói đầu tư vào công ty khác (investment in associated company) ghi nhận theo phương pháp như sau: Khoản đầu tư sẽ được tính trên cơ sở lấy tỷ lệ phần trăm (%) sở hữu tại đơn vị đầu tư nhân (x) với lợi nhuận (hoặc lỗ) của đơn vị được đầu tư. Kết quả này sẽ được ghi nhận tăng/giảm vào khoản đầu tư thể hiện trên báo cáo tài sản, đồng thời thể hiện nó trong báo cáo thu nhập.

Theo VACPA

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không