Kiến thức Tin tức - Sự kiện Khi học Tiếng Anh qua phim ảnh cần lưu ý 4 điều

Khi học Tiếng Anh qua phim ảnh cần lưu ý 4 điều

10
Hiện nay, có rất nhiều công cụ để học tiếng Anh, phim truyền hình là một kênh như vậy. Nhưng vấn đề là xem phim như thế nào để học tiếng Anh tốt nhất.

Trắc nghiệm từ vựng tiếng Anh về phim ảnh
1. Che phụ đề
Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai với người Việt Nam. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi cả tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ thứ hai cùng lúc xuất hiện, mọi giác quan của chúng ta sẽ tập trung để hiểu ngôn ngữ mẹ đẻ. Ví dụ, khi các bạn tập trung nghe tiếng Anh, bên cạnh có người nói thì thầm một câu tiếng Việt, thông thường mọi sự chú ý sẽ được chuyển sang câu tiếng Việt đó. Và mặc dù không hề chú ý, các bạn vẫn biết người nói câu tiếng Việt nói gì.

Điều này có liên quan gì đến việc xem phim có phụ đề? Hiện nay, hầu hết kênh phim tiếng Anh đều có phụ đề tiếng Việt. Nếu để nguyên phần phụ đề, khi xem phim, bạn sẽ chỉ đọc phụ đề tiếng Việt thay vì tập trung vào phần nghe tiếng Anh.

Nếu xem phim với mục đích học tiếng Anh, việc đầu tiên bạn nên xem xét là che phụ đề đi. Theo thời gian, khả năng nghe của các bạn sẽ tiến bộ vượt bậc.

2. Lựa chọn loại phim

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Phim có nhiều thể loại: hành động, tình cảm, kinh dị… Nếu bạn muốn tăng khả năng nghe tiếng Anh, trong 3 loại này, phim tình cảm là phù hợp nhất, kế đó là phim kinh dị. Phim tình cảm nhiều hội thoại, thông thường nếu không hiểu được hội thoại này thì không thể hiểu nội dung phim.

Phim kinh dị có nhiều đoạn hội thoại quan trọng (ví dụ miêu tả kẻ giết người, gốc gác con ma, hay lịch sử ngôi nhà), nhưng ít hội thoại hơn so với phim tình cảm. Và trong một số phim, để tăng tính rùng rợn, người ta có thể sử dụng thứ ngôn ngữ ồm ồm è è, rất khó nghe cho người mới học tiếng Anh.

Phim hành động hoặc phim hoạt hình nhiều hành động, hội thoại ít. Về cơ bản, thể loại này không phù hợp cho việc luyện nghe tiếng Anh. 

3. Lựa chọn kiểu phim

Thông thường, xem những phim dài tập sẽ hữu ích hơn nhiều so với phim một tập. Bạn sẽ học được nhiều cách diễn đạt, trong thời gian dài, và có nhiều chi tiết thường ngày trong cuộc sống hơn.

4. Phương pháp xem phim

Tùy vào nhu cầu học tiếng Anh, các bạn cần có những “chiến lược” xem phim. Nếu mục tiêu là luyện nghe, các bạn cố bắt một số từ trong hội thoại và đoán. Sau đó tiếp tục bắt và đoán…

Nếu mục tiêu là luyện phát âm, thường dành cho những bạn có khả năng nghe rất tốt. Bạn cố gắng nghe cách phát âm của các từ khóa trong đoạn hội thoại, lưu ý bất kỳ sự khác biệt nào giữa cách bạn phát âm và người Mỹ phát âm. Ghi nhớ những khác biệt đó và kiểm tra lại bằng từ điển sau khi xem.

Nếu mục tiêu là học giai điệu (rhythm), các bạn có thể lẩm bẩm theo người nói. Nếu “bắt” được cả câu, các bạn có thể bắt chước nói đi nói lại một câu theo đúng ngữ điệu của diễn viên. Nếu không, cứ “ư ừ ư ứ ứ ư ư…” theo giai điệu nói. Như vậy, các bạn sẽ dần quen với cách nói tự nhiên trong tiếng Anh.

Cuối cùng, khi xem phim tiếng Anh, cố gắng tách ra khỏi môi trường tiếng Việt. Nếu bạn có bố, mẹ, vợ, chồng, anh em, con cái, không biết tiếng Anh, hãy lịch sự mời họ ra chỗ khác (vì bạn đang học mà) hoặc để dành bộ phim cho một thời điểm khác.

Theo VNexpress

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không