Kiến thức Marketing 4 lợi ích của việc lắng nghe mạng xã hội

4 lợi ích của việc lắng nghe mạng xã hội

27

Lắng nghe mạng xã hội là thuật ngữ mô tả việc sử dụng công cụ và phần mềm để theo dõi các nội dung tương tác trên lĩnh vực kỹ thuật số, gồm các trang diễn đàn đánh giá, bình luận và các kênh mạng xã hội như Facebook, Twitter, LinkedIn, Instagram, YouTube…

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Các doanh nghiệp, tổ chức hoặc cơ quan chính phủ có thể sử dụng công cụ lắng nghe mạng xã hội để tìm hiểu những gì mọi người đang nói về ngành đang kinh doanh, về sản phẩm và dịch vụ, hoặc các chủ đề quan tâm. Công ty cũng có thể sử dụng công cụ theo dõi trên mạng xã hội để nắm bắt những gì người ta nói về đối thủ cạnh tranh, sự khác biệt và sự tương đồng trong ngành.

Sử dụng công cụ lắng nghe mạng xã hội kết hợp với phân tích chuyên sâu sẽ hỗ trợ hiệu quả cho chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp, có thể giúp doanh nghiệp tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi như “cái gì” và “tại sao” cũng như “có bao nhiêu”, “ở đâu” liên quan đến hành vi của khách hàng, cung cấp những thông tin hữu ích mà doanh nghiệp có thể sử dụng để điều chỉnh các thông điệp mà doanh nghiệp chia sẻ với người dùng.

Lắng nghe mạng xã hội là một công cụ hiệu quả có thể giúp doanh nghiệp điều chỉnh cách tiếp cận khách hàng. Dưới đây là 4 lợi ích cụ thể nhất của việc làm này:

1. Điều chỉnh và hoàn thiện kế hoạch marketing dài hạn, các chiến dịch ngắn hạn trên mạng xã hội

Không dễ để có thể tiên đoán và chắc chắn về tính thành công của một chiến dịch tiếp thị. Nhiều doanh nghiệp phát hiện điều này thật sự khó khăn và bất ngờ trước sự phản ứng đột ngột, dữ dội và mạnh mẽ của người tiêu dùng.

Công cụ lắng nghe mạng xã hội sẽ cung cấp các dữ liệu tổng hợp như lượt chia sẻ, lượt thích hay bình luận để xem sự thành công của một chiến dịch tiếp thị trên phương tiện truyền thông xã hội, ngoài ra “lắng nghe” trực tuyến giúp các nhà tiếp thị biết được những phản hồi từ khách hàng một cách nhanh chóng tương ứng với ngay thời điểm xảy ra sự kiện.

Công cụ cũng đồng thời cho doanh nghiệp biết được khoảng thời gian nào trong ngày mà tên thương hiệu, sản phẩm và ngành hàng của mình được nhắc đến nhiều nhất. Bộ phận tiếp thị của doanh nghiệp có thể tạo nội dung chiến lược trong khoảng thời gian này, tối đa hóa lượng tương tác hoặc tiến hành các cuộc khảo sát nghiên cứu khách hàng một cách hiệu quả.

2. Khám phá ra sản phẩm nào đang chạy tốt nhất và cơ hội phát triển sản phẩm tốt hơn

Công cụ lắng nghe mạng xã hội không chỉ giúp người làm tiếp thị nắm bắt được khách hàng đang nói gì về sản phẩm của doanh nghiệp, mà còn biết chi tiết khách hàng thích sản phẩm của doanh nghiệp về phương diện gì, họ đang giới thiệu cho người khác đặc tính nào của sản phẩm.

Chuyên sâu phân tích những cuộc thảo luận hơn có thể giúp các nhà phát triển sản phẩm xác định những khoảng trống trên thị trường. Ví dụ, báo cáo phân tích cho thấy một xu hướng mới, khách hàng muốn có vị khoai tây chiên mới hay thể hiện trông đợi một tính năng nào đó đối với phần mềm đang sử dụng.

Rất nhiều bộ phận nghiên cứu phát triển (R&D) của các doanh nghiệp lớn đánh giá cao tầm quan trọng của việc lắng nghe mạng xã hội, đã giúp họ có nhiều ý tưởng hơn từ chính những điều trông đợi của khách hàng mục tiêu.

3. Xác định nội dung được khách hàng thích thú và quan tâm nhất

Qua nghiên cứu tổng hợp dữ liệu, nhãn hàng có thể nắm bắt được nội dung và cách thức chuyển tải nội dung (hình ảnh, video hay ảnh động…) được khách hàng mục tiêu quan tâm, thích thú, từ đó phát tán và chia sẻ với người khác. Đó có thể là những nội dung ngoài khả năng dự đoán, nếu như nhãn hàng không tiến hành nghiên cứu, như video hài hước, sự thật kinh ngạc, nội dung chuyên đề, con mèo dễ thương hay những em bé đáng yêu…

Dựa trên kết quả phân tích nội dung khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp quan tâm và chia sẻ qua các phương tiện truyền thông xã hội, chuyên viên truyền thông sẽ có ý tưởng lên nội dung bài viết phù hợp. Các công ty chuyên về lĩnh vực lắng nghe truyền thông giúp xác định được những nội dung phổ biến nhất theo chủ đề hoặc từ khóa được xác định trước hoặc doanh nghiệp có thể tiến hành với chính nhóm khách hàng mục tiêu tại các kênh truyền thông xã hội mà họ sử dụng.

4. Khám phá những kênh truyền thông mà khách hàng mục tiêu tương tác nhiều nhất

Với công cụ lắng nghe mạng xã hội, doanh nghiệp có thể xem có bao nhiêu khách hàng của mình truy cập vào các kênh mà doanh nghiệp yêu thích và cũng có thể tìm ra được khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp đang hoạt động trên những kênh mà doanh nghiệp chưa sử dụng tới, chẳng hạn như Pinterest hoặc Tumblr.

Bằng cách sử dụng hashtags, theo dõi các cuộc trò chuyện và lượt chia sẻ, doanh nghiệp có thể xác định được các kênh truyền thông phù hợp để tiếp cận những người đang quan tâm nhiều nhất về các dòng sản phẩm của doanh nghiệp.

Theo DNSG

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không