Kiến thức Đãi ngộ 6 điều không nên nói khi đàm phán tăng lương

6 điều không nên nói khi đàm phán tăng lương

5
Lo lắng là điều dễ hiểu khi tiến hành đàm phán lương, dù vậy bạn đừng bộc lộ cảm xúc đó lúc đặt vấn đề với những thứ bạn xứng đáng nhận được.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Hãy nhớ rằng, lợi ích có được từ mức lương mới này không chỉ kéo dài trong một năm mà (có thể) chúng sẽ theo bạn đến suốt phần còn lại trong sự nghiệp. Do đó hãy chuẩn bị kỹ cho quá trình thương lượng để hạn chế mắc sai lầm.

Dưới đây là 6 điều không nên nói khi đàm phán tăng lương, theo Business Insider: 

1. Tôi “cần” được anh/chị công nhận

Đàm phán tăng lương không phải là thời điểm để bạn tìm kiếm sự đồng cảm từ người khác. Mục tiêu ở đây là đạt được mức lương xứng đáng với công sức bạn bỏ ra và bạn không tìm kiếm ân huệ từ ai cả.

Ngoài ra, đừng phàn nàn về chi phí sinh hoạt đắt đỏ, giá hàng hóa “leo thang” hay thậm chí các khoản tiền túi bạn phải tự bỏ ra để hỗ trợ công việc. Thay vào đó, hãy tập trung vào tài năng, giá trị bản thân của bạn và những quyền lợi bạn xứng đáng được hưởng.

2. Tôi “có thể tìm công việc khác, không sao cả”

Đàm phán lương khác với bất kỳ mọi loại đàm phán nào. Bạn không mua bán, đổi chác gì ở đây cả. Nếu bạn “ra giá” bằng cách nói mình có thể đi công ty khác, sếp của bạn sẽ tự hỏi mức độ cống hiến, những cam kết của bạn cho công việc từ trước đến nay. Rõ ràng, câu nói này chẳng giúp bạn trở nên tốt đẹp hơn.

Nên nhớ, bạn muốn thương lượng về một mức lương công bằng, và bạn cũng quan tâm đến cả công việc lẫn công ty. Hai điều này không nên diễn đạt theo cách loại trừ nhau.

3. “Tôi nghĩ…”, “có thể là…”, “đại loại như…”

Trong suốt thời gian đàm phán, điều quan trọng là bạn phải tự tin và biết cách bộc lộ sự tự tin đó. Hãy chú ý cách dùng từ, sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách khéo léo để thể hiện mục đích sau cùng. Hãy chắc rằng mình đang ngồi thẳng lưng, nhìn vào mắt đối phương trong khi nói chuyện.

4. Tôi muốn kết thúc việc này (buổi đàm phán) càng sớm càng tốt

Dù nôn nóng muốn kết thúc buổi nói chuyện căng thẳng thì bạn cũng đừng để lộ điều đó ra, bởi chúng không có lợi cho bạn. 

Thay vào đó, hãy chứng minh rằng việc đạt được thỏa thuận mới là ưu tiền hàng đầu của bạn lúc này và bạn có đủ thời gian cũng như sự quan tâm dành cho nó. Đừng nhìn điện thoại, đồng hồ hay những thứ gây mất tập trung khác. Hãy ngả người sau ghế và tỏ vẻ việc kéo dài thời gian đàm phán chẳng thành vấn đề đối với bạn. 

5. Công việc này đối với tôi rất thú vị

Bạn không nên hành động như thể sẵn sàng nghỉ việc, nhưng cũng đừng đẩy mọi chuyện đi quá xa theo hướng ngược lại – tức tỏ vẻ quá hào hứng với công việc. Thể hiện niềm đam mê và lòng nhiệt thành với công việc là điều tuyệt vời nhưng thời điểm này sẽ không phù hợp. 

Hãy nhớ rằng bạn làm công việc này là theo thỏa thuận ban đầu với tiêu chí đôi bên cùng có lợi. Bạn cũng không cần thể hiện lòng biết ơn bằng tất cả sự chân thành của mình. Vì hành động đó có thể khiến đối phương nghĩ rằng bạn sẵn sàng làm việc với mức lương thấp hơn.

6. Tôi chỉ muốn nói về tiền lương

Ngoài tiền lương, bạn đừng quên đề cập đến những lợi ích khác trong lúc đàm phán.

Trước tiên, hãy xem xét mọi khía cạnh từ việc đàm phán này, tập trung vào những đặc quyền phù hợp tạo lợi thế cho công việc của bạn bên cạnh tiền lương. Bạn nên nhớ, còn nhiều chế độ đãi ngộ khác cũng quan trọng không kém việc tăng lương.

Hãy cân nhắc viễn cảnh lớn hơn và biết bản thân muốn gì trước khi đặt vấn đề đàm phán.

Theo DNSG

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không