Kiến thức Đào tạo Phương pháp 5D cho ngày làm việc hiệu quả

Phương pháp 5D cho ngày làm việc hiệu quả

89
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamCùng có một ngày như nhau nhưng với người này, một ngày là 36 tiếng, với người kia, một ngày sao lại chỉ có 12 tiếng! Để làm việc hiệu quả, bạn cần biết quản lý và sử dụng thời gian một cách khoa học.
Bạn có thể áp dụng phương pháp “5 D” dưới đây.

Don’t do it – Không làm

Hãy nói câu này với những công việc tào lao, tầm phào như “buôn dưa”, chat, tụ tập ăn uống. Dành thời gian để làm những việc có ý nghĩa hơn, hiệu quả hơn và đem lại lợi nhuận.

Delay it – Trì hoãn

Điều này phụ thuộc vào óc phán đoán của bạn, xem công việc nào tối ưu quan trọng, công việc nào không quá khẩn cấp. Trong một buổi sáng, bạn vừa muốn họp nhân viên, vừa muốn đi gặp đối tác, vừa muốn giải quyết hàng đống giấy tờ, trả lời e-mail, nếu không chọn lựa và sắp xếp công việc, chắc chắc bạn sẽ phát điên.

Đừng biến mình thành một con rôbốt, chỉ biết động tay chân mà không chịu sử dụng cái đầu. Trả lời e-mail ư? Cứ thong thả, cái hẹn với đối tác quan trọng hơn nhiều.

Deflect it and delegate it – Chuyển hướng và giao phó

Không nên tham lam, ôm đồm hết mọi công việc. Hãy biết lượng sức mình. Nếu thấy khả năng không thể giải quyết hết mọi công việc, đừng ngại đề đạt “đẩy” nó sang cho người khác có nhiều thời gian hơn. Như thế, bạn vừa có thời gian làm các công việc còn lại, mà các việc khác cũng được giải quyết êm xuôi.

Do it imperfectly – Không hoàn hảo

Không ai phủ nhận “Chủ nghĩa hoàn hảo” sẽ đem lại kết quả cao nhất có thể trong công việc, nhưng đôi khi nó cũng không thật sự cần thiết. Nếu bạn quá cầu toàn, bạn sẽ mất tới 2 tiếng chỉ để hoàn thành một bức thư mời khác hàng, trong khi người khác chỉ mất 15 phút. Quá cầu toàn, bạn tìm tòi tới 5 cách chỉ để giải quyết một công việc bé tí teo. Hãy biết xác định đúng giá trị của công việc.

Do it immediately – Làm ngay

Chần chừ, do dự chính là thủ phạm “giết chết” thời gian. Có việc thì hãy bắt tay làm ngay. Tinh thần làm việc chắc chắn sẽ không cao nếu bạn cứ trì hoãn, dùng dắng. Còn chờ gì nữa, bạn chưa nghe câu: “Việc hôm nay chớ để ngày mai” à?

Theo Dân trí

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không