Kiến thức Đào tạo Đây là khoảng thời gian hợp lý để làm mọi việc trong...

Đây là khoảng thời gian hợp lý để làm mọi việc trong ngày theo từng lứa tuổi

13
Tuổi tác thay đổi, đồng hồ sinh học cũng thay đổi khiến khoảng thời gian lý tưởng để làm những việc thường ngày khác biệt dần đi.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Luôn có những thời điểm trong ngày phù hợp hơn để làm nhiều thứ nhất định. Thế nhưng, khi đồng hồ sinh học của con người thay đổi theo thời gian, khi càng có tuổi bạn càng phải thay đổi giờ giấc làm mọi thứ của mình.

Theo Brightside thống kê từ một số nguồn khoa học, dưới đây là khoảng thời gian hợp lý để làm mọi thứ theo lứa tuổi của bạn.

Nếu còn 20:

9 giờ 30 phút sáng: Khi lượng orexin (hormone giúp tỉnh táo, thức giấc) chưa lấn chiếm hết melatonin (hormone gây buồn ngủ).

Khi đã 30:

8 giờ 10 phút sáng: Đồng hồ sinh học của bạn thực hiện mọi thứ sớm hơn để giúp bạn tối đa hoá khoảng thời gian tỉnh táo trong ngày.

Khi đã 40:

7 giờ 50 phút sáng: Hormone tỉnh táo lấn áp hơn khi bạn bước qua tuổi 40, bạn sẽ bắt đầu nhận thấy mình tỉnh nhiều hơn và ngủ dần ít đi.

Khi sang 50:

7 giờ sáng: Ở khoảng thời gian này, trạng thái ngủ sâu ít dần đi, bạn sẽ nhận thấy mình còn thức nhiều hơn khi 40 tuổi.

Ở tuổi 60:

6 giờ 30 phút sáng: Tới độ tuổi này, cơ thể bắt đầu ưa thích ánh sáng cũng như nhận ra lợi ích của ánh sáng mặt trời nhiều hơn, chính vì thế nó đánh thức bạn dậy sớm hơn giống như khi bạn còn là một đứa trẻ.

Nếu còn 20:

10 giờ sáng: Người trẻ thường bỏ bữa sáng đơn giản chỉ vì họ không thấy đói ở khoảng thời gian này. Người trẻ thường sử dụng cà phê vào buổi sáng, đặc biệt là trong khoảng thời gian 2 giờ sau khi thức giấc để chống chọi lại tình trạng “ngái ngủ”.

Khi đã 30:

8 giờ 40 phút sáng: Trong độ tuổi này, tốt nhất nên tránh ăn sáng bằng những đồ ăn có nhiều đường hay đồ tinh bột.

Khi đã 40:

8 giờ 20 phút sáng: Một bữa ăn với nhiều chất xơ sẽ giúp bạn no lâu hơn.

Khi sang 50:

7 giờ 30 sáng: Khả năng trao đổi chất chậm hơn 5% mỗi thập kỉ từ khi bạn qua 40 vì thế đây là khoảng thời gian phù hợp để ăn sáng.

Ở tuổi 60:

7 giờ sáng: Một số loại hoa quả, trái cây phù hợp làm bữa sáng ở độ tuổi này do nó cung cấp nhiều năng lượng nhưng không thu nạp quá nhiều calo.

Nếu còn 20:

12 giờ trưa: Ở độ tuổi này, não bộ bắt đầu hoạt động tốt nhất vào lúc trưa mặc dù vậy có thể sếp của bạn sẽ không thích điều này.

Khi đã 30:

10 giờ 40 phút sáng: Vào giữa buổi sáng, lượng cortisol của bạn sẽ lên mức cao nhất, nó giúp bạn tập trung hơn để làm những đầu việc khó.

Khi đã 40:

10 giờ 20 phút sáng: Đây là khoảng thời gian phù hợp để làm việc khi 40 tuổi do cảm giác “ngái ngủ” không còn.

Khi sang 50:

9 giờ 30 phút sáng: Khả năng tập trung và tỉnh táo ở tuổi 50 lên cao nhất lúc 9 giờ 30 sáng, hãy tận dụng khoảng thời gian này để làm việc.

Ở tuổi 60:

Chuẩn bị nghỉ hưu đi. Thế nhưng, nếu muốn làm việc, 9 giờ sáng là khoảng thời gian hợp lý nhất do não bộ người tuổi 60 minh mẫn nhất trong khoảng thời gian này.

Nếu còn 20:

3 giờ 30 phút chiều: Vì bạn đã ngủ dậy muộn, bắt đầu mọi thứ muộn thế nên ăn trưa muộn không phải là điều khó hiểu.

Khi đã 30:

2 giờ 10 phút chiều: Nếu qua khoảng thời gian này mà bạn vẫn chưa ăn (và ăn sáng theo đúng thời gian phía trên), cơ thể sẽ bắt đầu sử dụng glucose bên trong và nó có thể khiến bạn khó chịu.

Khi đã 40:

1 giờ 50 phút chiều: Dùng bữa trưa ở khoảng thời gian này sẽ bù lại lượng năng lượng cần thiết để bạn làm mọi việc vào buổi chiều tốt hơn.

Khi sang 50:

1 giờ chiều: Ở tuổi này, bạn nên dùng bữa trưa nhiều, chất lượng hơn thay vì dùng bữa tối, bữa tối quá nhiều sẽ khiến bạn mất ngủ.

Ở tuổi 60:

12 giờ 30 phút trưa: Vị giác của người tuổi 60 hoạt động mạnh mẽ nhất ở khoảng từ 11 giờ sáng tới 1 giờ trưa.

Nếu còn 20:

Chắc hẳn bạn sẽ không ngủ trưa, hoặc nếu có nó sẽ là phần còn thừa ra trong khoảng thời gian nghỉ trước khi vào giờ làm.

Khi đã 30:

3 giờ 40 phút chiều: Giữa buổi chiều là khoảng thời gian hợp lý để tái nạp năng lượng với một giấc ngủ ngắn chỉ khoảng 20 phút.

Từ 40 tới hơn 60 tuổi:

2 giờ chiều: Khi đã có tuổi, ăn trưa xong bạn sẽ bắt đầu cảm thấy hơi mệt mỏi. Khi đã 60, đừng cố ép bản thân ngủ trưa, các chuyên gia cho rằng chỉ nên ngủ khi cơ thể rất mệt mỏi, còn không có thể sử dụng một tách cà phê để giữ cho đầu óc tỉnh táo.

Nếu còn 20:

5 giờ chiều: Nếu muốn đi tập gym hay chơi thể thao, hãy làm nó vào lúc 5 giờ vì khả năng hoạt động, thể chất của người tuổi 20 sẽ tốt nhất trong khoảng thời gian này.

Khi đã 30:

7 giờ tối: Ở độ tuổi này, cơ bắp hoạt động tốt hơn vào tầm cuối ngày.

Khi đã 40:

8 giờ 45 phút tối: Các nhà khoa học, chuyên gia cho rằng bạn nên tập luyện vào khoảng thời gian này để giúp máu lưu thông tốt hơn.

50 tuổi trở đi:

8 giờ tối: Những hoạt động nhẹ nhàng sẽ chiếm ưu thế và nó sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, cơ thể dẻo dai, khoẻ mạnh hơn.

Nếu còn 20:

8 giờ tối: Ở lứa tuổi này, sự tập trung lên cao nhất vào buổi chiều.

Khi đã 30:

6 giờ 40 phút chiều: Kết thúc làm việc ở khoảng thời gian này sẽ giữ được sự tỉnh táo cho bạn tới tối, làm việc quá giờ có thể khiến bạn mệt mỏi và dễ mất tập trung hơn trong ngày.

Khi đã 40:

6 giờ 20 phút: Sau khoảng thời gian kia, sự tập trung bắt đầu giảm, kéo theo đó là sự mệt mỏi của khoảng thời gian làm việc trong ngày. Tới lúc nghỉ ngơi rồi!

Khi sang 50:

5 giờ 30 chiều: Ở khoảng thời gian này, bạn sẽ bắt đầu nhận thấy sự sụt giảm trong tập trung, trí nhớ dần kém đi. 5 giờ 30 chiều hợp lý để kết thúc ngày làm việc.

Ở tuổi 60:

5 giờ chiều: Tất nhiên, nếu chưa nghỉ hưu và vẫn đi làm, hãy dừng nó ở 5 giờ chiều trước khi đốt cạn năng lượng được để dành cho các hoạt động buổi tối.

Nếu còn 20:

8 giờ 30 tối: Tận dụng sự tập trung còn thừa lại từ buổi chiều, bạn có thể dành nó cho những thiết bị công nghệ hay giải trí.

Khi đã 30:

10 giờ tối: Mặc dù vậy, hãy dùng nó ít thôi kẻo ảnh hưởng tới giấc ngủ.

40 và 50 tuổi:

9 giờ 30 phút: Hạn chế thời gian sử dụng xuống còn 1 tiếng để tránh tình trạng đãng trí cũng như những những bệnh về khớp có thể gặp phải trong quá trình dùng máy.

Ở tuổi 60:

9 giờ tối: Khi đã có tuổi, mắt chúng ta nhạy cảm hơn với ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng nhân tạo. Chỉ sử dụng nếu cần thiết, còn không hãy bảo vệ mắt và bảo vệ giấc ngủ.

Nếu còn 20:

9 giờ 30 tối: Nghe có vẻ phản khoa học, nhưng ăn vào thời gian này sẽ cung cấp cho bạn nguồn năng lượng tới cuối ngày.

Khi đã 30:

8 giờ 10 phút tối: Tại độ tuổi này, bữa tối diễn ra 1 giờ 30 phút sau giờ làm là khoảng thời gian hợp lý nhất.

Khi đã 40:

7 giờ 50 phút tối: Ăn tối vào khoảng thời gian này giúp bạn có đủ thời gian để tiêu hoá thức ăn trước khi lên giường đi ngủ.

Khi sang 50:

7 giờ tối: Một bữa ăn bình thường, không quá nhiều để giữ lượng cholesterol trong máu thấp, tránh các bệnh về tim.

Ở tuổi 60:

6 giờ 30 phút chiều: Một bữa tối sớm sẽ giúp làm giảm thiểu các bệnh liên quan tới tim cũng như không làm ảnh hưởng tới quá trình tiêu hoá thức ăn.

Nếu còn 20:

1 giờ sáng: Thật ra khi còn trẻ, bạn có thể tuỳ chỉnh giờ ngủ của mình cho phù hợp với khoảng thời gian cần ngủ, thời gian thức giấc. Nhưng, điều quan trọng là tránh xa các thiết bị điện tử ít nhất 1 giờ trước khi lên giường kẻo nó sẽ phá hỏng giấc ngủ của bạn.

Khi đã 30:

11 giờ tối: Ở tuổi 30, ngủ ở khoảng thời gian này đảm bảo cho bạn có được những giờ nghỉ ngơi quý giá, nó giúp bảo vệ trí nhớ cũng như giúp bạn tập trung hơn ngày hôm sau.

Khi đã 40:

11 giờ 30: Ngủ trước 12 giờ đêm giúp bạn tối ưu hoá chất lượng giấc ngủ.

Ở tuổi 60:

10 giờ tối: Lý tưởng nhất là đọc vài thứ hay làm những điều mình thích trước khi đi ngủ bởi nó sẽ giúp não bộ hoạt động tốt hơn, bền bỉ hơn.

Theo Trí Thức Trẻ

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không