Kiến thức Tuyển dụng Cha mẹ bắt con thi vào ngân hàng, kinh tế vì mong...

Cha mẹ bắt con thi vào ngân hàng, kinh tế vì mong sau này giàu có lương cao, nhưng tuyển dụng giờ họ chẳng quan tâm đến bằng cấp nữa đâu!

3
Nhà tuyển dụng giờ chẳng quan tâm bằng cấp nữa, họ chỉ quan tâm khả năng của bạn ra sao và bạn sẽ làm được những gì cho họ.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Chọn ngành học gì đã và vẫn đang còn là mối quan tâm của nhiều phụ huynh và học sinh. Họ thường băn khoăn học gì mới kiếm được nhiều tiền, học gì mới dễ xin việc. Cộng với truyền thống “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, còn rất nhiều học sinh, sinh viên học những thứ mà bố mẹ tin là như vậy mới giàu như tài chính, ngân hàng, kế toán hay kinh doanh.

Theo thống kê của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ GD&ĐT, trong số hồ sơ đăng ký dự thi tuyển sinh ĐH, CĐ tại các địa phương năm 2013, chỉ 6% học sinh lựa chọn thi khối C. Năm 2015, 15,3% thí sinh đăng ký dự thi Lịch sử, thấp nhất trong số các môn tự chọn trong kỳ thi THPT quốc gia.

Mặc dù băn khoăn chọn lựa, và định hướng như vậy, thì có thể thấy nhiều cử nhân ra trường nuối tiếc về những gì mình đã chọn, thiếu kỹ năng, kiến thức, rồi thất nghiệp. Không thiếu những bạn học kinh tế than thở ước gì mình học ngành tiếng Nhật giờ có phải giàu không, và cũng không thiếu những bạn học tiếng Anh than thở giá mà học thêm kế toán chứ biết mỗi tiếng chẳng làm được gì.

Học ngành hot thậm chí có bằng giỏi từng rất quan trọng. Một bộ phận không nhỏ cả phụ huynh và học sinh sinh viên cho rằng vẫn bám lấy niềm tin rằng có bằng đẹp mới có chỗ đứng trong thị trường lao động.

Nhưng theo một thống kê gần đây, 62% cử nhân được làm công việc yêu cầu có bằng cử nhân, và chỉ 27% sinh viên tốt nghiệp được làm công việc thực sự liên quan đến ngành họ học.

1. Một số ngành hứa hẹn công việc lương khủng sau tốt nghiệp, và công việc đó không hề liên quan đến ngành bạn học

Nhiều bạn trẻ học những trường danh tiếng, ngành học hot thuộc khối kinh doanh, kinh tế nhưng khi ra trường còn phải vật lộn tìm việc, thậm chí không bằng người học những ngành mà “không ai buồn học”, hay những người bỏ học sớm để đi làm.

Một nghiên cứu tìm ra kết quả, sinh viên học lịch sử làm việc trong lĩnh vực kinh doanh kiếm được thu nhập ngang ngửa với sinh viên học quản trị kinh doanh. Rõ ràng, không cứ phải học tiếng Anh mới đi dịch được hay dạy được, hay học luật mới được làm trong các cơ quan chính phủ.

Nhà tuyển dụng giờ chẳng quan tâm bằng cấp nữa, họ nhìn vào khả năng và thái độ của bạn nhiều hơn.

2. Không có kinh nghiệm làm việc ư? Vậy thì tự tạo lấy kinh nghiệm cho mình đi

Tận dụng những cơ hội có được khi học Đại học để đi làm, có thể thực tập, part time, tham gia hoạt động ngoại khóa… Những hoạt động này đều làm sáng CV của ứng viên vì nó nói rõ hơn là ứng viên đó đam mê, hay có khả năng như nào.

Nói cách khác, hãy tạo ra những kinh nghiệm cho bản thân mà nhà tuyển dụng không thể từ chối.

3. Tầm quan trọng của các mối quan hệ

Bạn có thể chọn ngành học hứa hẹn mức thu nhập cao sau khi bạn tốt nghiệp. Trong quá trình học bạn nỗ lực là ứng cử viên sáng giá trong lớp, lúc nào cũng đạt điểm cao. Nhưng nếu như bạn chẳng có một mạng lưới quan hệ nào thì coi như con đường dẫn đến thành công còn xa lắm.

Nếu chẳng ai biết bạn là ai, thì sẽ chẳng ai quan tâm bạn giỏi như thế nào. Đó chính là lý do những người muốn thành công cố gắng rất nhiều vào việc xây dựng các mối quan hệ, ngay trong quá trình còn đang đi học.

Đừng có tin bằng Đại học sẽ là tấm vé vàng cho bạn đến với công việc nghìn đô. Không phải cứ chăm chỉ là thành công được đâu.

Theo Trí Thức Trẻ

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không