Nghề nghiệp kế toán đang trong một kỷ nguyên vàng, khi mà kế toán viên và các kỹ năng của họ chưa bao giờ cần thiết hơn thế. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, vai trò của kế toán viên trong kinh doanh được gia tăng bởi tầm quan trọng và sự phong phú của hoạt động kinh doanh…
Kế toán viên ngày càng có vị trí quan trọng.
Ngày nay, kế toán viên đang tham gia và có vai trò tích cực vào mọi hoạt động kinh doanh. Trên thực tế, sự am hiểu những kiến thức về tài chính là tối cần thiết đối với sự thành công của mỗi doanh nghiệp (doanh nghiệp). Kiến thức, kỹ năng về tài chính không chỉ cần cho người có cấp bậc cao trong doanh nghiệp – Giám đốc tài chính – mà cần thiết và nhận được sự quan tâm của nhiều người. Các doanh nghiệp đang nhận thức được rằng, một hệ thống tài chính hoạt động hiệu quả, lành mạnh và vững chắc sẽ gắn nó với từng tế bào của cơ thể doanh nghiệp, và thực sự thiết yếu cho hoạt động kinh doanh ổn định và lành mạnh.
Việc ứng dụng những kỹ năng về tài chính được thực hiện ở các tổ chức, ở mọi khi vực và quy mô, từ doanh nghiệp nhỏ mới thành lập đến công ty đa quốc gia, từ khu vực công đến khu vực tư và các doanh nghiệp niêm yết. Nhưng kiến thức, kỹ năng tài chính không chỉ là nhân tố duy nhất. Khả năng kết nối thành công, chia sẻ tầm quan trọng với các nhóm trong tổ chức để chỉ ra rằng kế toán viên có thể gia tăng giá trị mới là cần thiết để bảo đảm cho cơ hội vàng không bị uổng phí.
Trong những thời kỳ kinh tế bất ổn, rõ ràng, các kỹ năng kiểm soát chi phí của kế toán viên có vai trò sống còn. Nhưng khả năng của kế toán viên chỉ được chứng tỏ khi họ làm tăng giá trị và được nhìn nhận là người gia tăng giá trị khi được đặt vào vị trí trung tâm của tổ chức.
Vì sao kế toán viên lại được coi trọng?
Những năm gần đây, giám đốc tài chính ngày càng có vai trò quan trọng hơn. Họ được ví như người lính gác cho công tác tài chính và là người tăng giá trị bền vững, bởi lẽ giám đốc tài chính có kiến thức sâu rộng về kinh doanh, về các chiến lược kinh doanh. Những kiến thức này sẽ đặt họ vào trung tâm của doanh nghiệp và có lẽ không phải là thảm hoạ nếu các chuyên gia kế toán được nhìn nhận như là một giám đốc điều hành trong ban giám đốc của các doanh nghiệp niêm yết. Ở vị trí trung tâm của doanh nghiệp, có nghĩa là các kế toán viên không chỉ chuyển tải thông tin tài chính tới các cổ đông và tuân theo các quy định của pháp luật mà còn giữ trách nhiệm giữ gìn và phát triển danh tiếng của doanh nghiệp. Giám đốc tài chính có khả năng quản trị các rủi ro, bảo đảm các khả năng chống đỡ trong doanh nghiệp và là người giữ gìn cho các chuẩn mực đạo đức và quản lý tập thể được tốt đẹp…
Tóm lại, họ đã trở thành những chuyên gia tài chính hoàn hảo. Họ phấn đấu để đảm bảo tính kiên định của phương pháp để quản lý công tác kế toán và báo cáo tài chính. Như vậy, những gì được đo lường trong công ty nhất quán với những công bố cổ đông bên ngoài công ty.
Vậy các kế toán viên đã trở thành chuyên gia tài chính hoàn hảo như thế nào? Đặt vai trò của kế toán viên trong toàn bộ hoạt động của một doanh nghiệp sẽ cho chúng ta thấy rõ điều đó. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, kế toán viên là người cố vấn kinh doanh được tín nhiệm nhất, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ và đang phát triển. Trước kia, các giám đốc ngân hàng có thể giữ vai trò là người tư vấn quan trọng nhưng ngày nay điều đó không còn đúng nữa. Nhiều cuộc điều tra chỉ ra rằng có sự xói mòn niềm tin giữ chủ doanh nghiệp và ngân hàng. Và trong bối cảnh đó, sự tín nhiệm đối với kế toán viên trong vai trò là nhà tư vấn càng tăng cao.
Đối với các doanh nghiệp nhỏ, mới khởi nghiệp, chỉ chú trọng đến mục tiêu lợi nhuận trước mắt. Chủ doanh nghiệp có thể khai thác các kẽ hở trên thị trường và đưa ra các quyết định sản xuất, kinh doanh chóng vánh nhưng ngay khi đó, chủ doanh nghiệp phải đối mặt với một loạt vấn đề trong các lĩnh vực như cấu trúc doanh nghiệp, đầu tư và thuế. Nhưng thời gian mới thực sự là thước đo chính xác để chỉ rõ, các ông chủ doanh nghiệp thực sự cần đến các kế toán viên bởi người kế toán là khối óc của ông chủ, là bàn tay của bạn bè, đồng nghiệp. Tài sản và các khoản nộp thuế, hoàn thuế của doanh nghiệp đề được xem xét kỹ lưỡng bằng nghiệp vụ của kế toán viên. Điều đó khẳng định vì sao các chủ doanh nghiệp lại cần kế toán viên đến như vậy.
Một doanh nghiệp tăng trưởng cần phải dựa trên nguồn tài chính lành mạnh. Sự tăng trưởng có thể có hệ thống. Một ông chủ cảm tính sẽ điều hành doanh nghiệp thẳng tiến về phía trước, nhưng nhiều người khác lại có thể đấu tránh để vượt qua quy mô hiện tại trong một trật tự để. Nhưng khi các doanh nghiệp phát triển hơn, người chủ doanh nghiệp có thể tìm kiếm các nguồn đầu tư và lối thoát. Tuy nhiên, thời điểm này là kỷ nguyên của việc chủ doanh nghiệp trở lại với người tư vấn tín nhiệm – chuyên gia kế toán để được tư vấn, nghe chính kiến của họ về tài chính. Kế toán viên có thể đưa ra xem xét toàn bộ vòng tròn hoạt động kinh doanh, từ khâu khởi đầu, suốt quá trình phát triển đến khi kết thúc. Trong mọi thời điểm, những đóng góp của chuyên gia kế toán sẽ có giá trị lớn.
Như đã biết, trong cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay, sự quan tâm lớn được dành cho vai trò của kế toán bên ngoài, đặc biệt là kiểm toán viên. Nhưng lẽ ra sự quan tâm lớn hơn phải dành cho khu vực nội bộ, đặc biệt là điều hành công tác kế toán.
Trong khi giá trị then chốt từ quản lý kế toán, lợi nhuận và thua lỗ, số dư tiền mặt hay khoản thâm hụt, tài sản hay nợ phải trả có thể được điều hoà theo quy định của pháp luật về kế toán, tầm quan trọng của quản lý kế toán đó là có thể trợ giúp việc kinh doanh, người sử dụng thông tin có thể hiểu các tổ chức đã hoạt động có tính lịch sử và tương lai của nó nằm ở đâu… Có thể đơn giản hơn như đưa ra các thông tin tài chính trên các đồ thị, biểu đồ với những cột và số nơi những xu hướng ít thấy hơn. Các con số, và ý nghĩa của các con số có thể rõ ràng hơn qua con mắt của chuyên gia kinh tế và tài chính…
Nhìn nhận lại vai trò của CFO trong ban giám đốc
Các giám đốc tài chính có thể giải thích rõ ràng giá trị của báo cáo tài chính cho chủ doanh nghiệp. Trong ban giám đốc, vai trò của giám đốc tài chính là nòng cốt trong lĩnh vực tài chính và các thông tin khác. Trên thực tế, hầu hết các hoạt động có tính tập thể đều có sự dính líu đến tài chính.
Mối quan hệ giữa giám đốc tài chính và giám đốc điều hành quan trọng tương đương. Ở hầu hết các doanh nghiệp, giám đốc tài chính có vị trí thứ hai sau giám đốc điều hành. Một cơ hội cho các giám đốc tài chính để trở thành đối trọng mạnh mẽ hơn đối với một thập kỷ thiếu thận trọng “sùng bái giám đốc điều hành”. Thập kỷ đề cao vai trò của giám đốc điều hành trước các thành viên khác của ban giám đốc đang đi đến hồi kết thúc. Các ưu đãi của ban giám đốc cần được xem xét lại. Vai trò và đóng góp của các thành viên khác trong giám đốc, không phải giám đốc điều hành cũng cần được xem lại. Vai trò của giám đốc tài chính bị tổn thương nếu như không được tăng cường. Nếu giám đốc tài chính chuẩn bị đủ các điều kiện để làm người lãnh đạo quan trọng trong tổ chức. Đó thực sự là một thời điểm tuyệt vời đối với người kế toán trong kinh doanh./.
Theo TCKT
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông