Kiến thức Marketing Nhiều quảng cáo vẫn xuất hiện bên cạnh các video cực đoan...

Nhiều quảng cáo vẫn xuất hiện bên cạnh các video cực đoan trên YouTube, giá trị vốn hóa Google “bốc hơi” 24 tỷ USD

6
Nhiều ngày đã trôi qua kể từ khi “gã khổng lồ công nghệ” Google tuyên bố đang thực hiện những bước đi để bảo vệ các khách hàng trước việc họ vô tình ủng hộ sự căm ghét, thù nghịch. Nhưng ở châu Âu nhiều quảng cáo vẫn đang xuất hiện bên cạnh những video cực đoan của YouTube.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Bloomberg đã truy cập vào Youtube ở các quốc gia khác nhau để kiểm chứng. Bên cạnh một video ủng hộ chủ nghĩa bài Do Thái và khẳng định sự tồn tại của “Jewish World Order” là những quảng cáo của nhiều công ty, từ nhà bảo hiểm AXA (ở Đức), công ty dầu mỏ Total (ở Pháp), xe hơi Range Rover (ở Nam Phi) đến công ty bán lẻ giày dép Skopunkten và website Tradera (ở Thụy Điển).

Ở một ví dụ khác, bên cạnh video bài thuyết giáo của Musa Jibril – người mà theo kết luận của cơ quan điều tra Mỹ là kẻ đứng sau 1 vụ đánh bom khủng bố ở Saudi Arabia – xuất hiện quảng cáo của Nissan (ở Thụy Điển) và MTN Group (ở Nam Phi). Tại Pháp, quảng cáo của Total, Netflix, IBM và đồng hồ Tag Heuer xuất hiện bên cạnh video về phong trào biểu tình chống Hồi giáo ở Anh.

Cuộc tranh cãi về các quảng cáo trên YouTube hiện đã bước vào tuần thứ hai và đang lan rất nhanh, buộc Google phải nhanh chóng tìm ra cách xử lý thích hợp. Hôm qua (23/3), Chủ tịch Alphabet (công ty mẹ của Google) Eric Schmidt nói rằng Google có thể “tiến rất gần” đến việc đảm bảo quảng cáo của các công ty sẽ không xuất hiện bên cạnh những nội dung thù nghịch, một loạt các công ty đã đưa ra nhiều ví dụ mới cho thấy thương hiệu của họ chưa được bảo vệ.

“Chúng tôi không biết rằng quảng cáo của mình lại xuất hiện trong hoàn cảnh đó”, người phát ngôn của Axa cho biết. “Chúng tôi đã ngay lập tức yêu cầu cập nhật bộ lọc và ngừng phát tán những quảng cáo này bên cạnh các video như vậy bởi sự đa dạng, cởi mở và vị tha là những giá trị mà chúng tôi luôn coi trọng và tuân theo hàng ngày”.

Chờ câu trả lời từ phía YouTube

Axa vẫn chưa thể gỡ các quảng cáo nói trên ra khỏi YouTube, nhưng hãng vẫn đang sử dụng bộ lọc để ngăn chặn trường hợp video quảng cáo xuất hiện bên cạnh những nội dung cực đoan, phân biệt chủng tộc hoặc những nội dung không mong muốn khác. Trong trường hợp này, bộ lọc đã thất bại.

“Chúng tôi không bình luận về các video đơn lẻ, nhưng chúng tôi đã bắt đầu rà soát lại tất cả các chính sách quảng cáo và cam kết sẽ thay đổi để các thương hiệu có thể kiểm soát nhiều hơn về nơi mà các quảng cáo xuất hiện”, người phát ngôn của Google nói.

Range Rover nói với Bloomberg rằng hãng đang tạm ngừng chiến dịch quảng cáo trên YouTube ở Nam Phi để điều tra. Nissan cho biết đang “khẩn cấp phối hợp với Google để rà soát” và đang chờ đợi câu trả lời. Total, IBM, MTN, Tag Heuer, HBO và Netflix chưa đưa ra bình luận.

Ở Thụy Điển, quảng cáo của Ikea cũng xuất hiện bên cạnh 1 video chống Hồi giáo. Quảng cáo cho bộ phim “The Young Pope” của HBO ở bên cạnh video bài Do Thái ở Tây Ban Nha.

Người phát ngôn của Ikea khẳng định “không thể chấp nhận việc IKEA xuất hiện trong bối cảnh như vậy”, và “hiện IKEA đang yêu cầu bộ phận truyền thống nhanh chóng điều tra nguyên nhân”.

Sự bực bội của các công ty càng nhấn mạnh thêm sự phụ thuộc của Google và Facebook vào những phần mềm giúp họ tối đa hóa khối lượng và thống trị thị trường quảng cáo trực tuyến thông qua hệ thống các site được ưa chuộng và mạng lưới quảng cáo. Theo công ty tư vấn Magna Global, quy mô quảng cáo số đã tăng trưởng 17% trên toàn cầu, lên 178 tỷ USD trong năm 2016. Magna dự báo các quảng cáo này sẽ vượt qua tivi để trở thành kênh lớn nhất ngay trong năm nay.

Ảnh hưởng đến doanh thu

Với nhiều công ty trên toàn cầu bị ảnh hưởng, có thể thấy rắc rối mà Google đang gặp phải có phạm vi quá lớn và đe dọa sẽ gây ra nhiều tổn thất về cả khía cạnh tài chính và danh tiếng. Google đang đối mặt với vụ kiện trong đó gia đình của 1 nạn nhân khủng bố buộc tội hãng đang hưởng lợi từ những quảng cáo dẫn đến nội dung ủng hộ bạo lực, tuyên truyền cho khủng bố. Tuần trước, tờ Times of London công bố điều tra cho thấy nhiều quảng cáo xuất hiện bên cạnh nội dung cực đoan. Ảnh hưởng từ những sự vụ này, giá trị vốn hóa của Alphabet đã “bốc hơi” 24 tỷ USD trong tuần này.

Theo Justin Post, chuyên gia phân tích tại Bank of America Merrill Lynch, đã xuất hiện nhiều thương hiệu lớn tẩy chay và quyết định không chi tiền cho quảng cáo Google, làm dấy lên lo ngại về kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của Google cũng như tương lai của quảng cáo tự động.

JP Morgan Chase và Ford Motor ngừng chạy quảng cáo trên YouTube từ ngày hôm qua. Trước đó là AT&T, Johnson & Johnson, GlaxoSmithKline và Verizon Communications. British Broadcasting, Sainsbury, Volkswagen và Toyota Motor cho biết đã ngừng quảng cáo ở Anh.

Như vậy rắc rối của Google không chỉ bó hẹp trên hai thị trường lớn. Rắc rối cũng xuất hiện ở Pháp, Đức, Thụy Điển và cả Nam Phi.

Các công cụ quảng cáo tự động của Google khá phức tạp và hiệu quả, cho phép quảng cáo đi theo người dùng từ trang web này sang trang web khác. Tuy nhiên chúng chưa thể phán đoán hoàn toàn chính xác và do đó không bảo vệ được các thương hiệu. Google cũng thừa nhận rằng có hệ thống có quá nhiều lớp lang sẽ khiến vấn đề trở nên phức tạp và khó giải quyết hơn. Hiện hãng đang tăng cường các biện pháp bảo vệ, ví dụ như tự động loại bỏ quảng cáo khỏi các video được cho là “có khả năng bị phản đối” hay cho khách hàng kiểm soát vị trí xuất hiện.

Google không công bố riêng doanh thu của YouTube, nhưng theo ước tính mỗi năm YouTube mang về hàng tỷ USD và hiện là một trong những mảng tăng trưởng nhanh nhất.

Theo Trí Thức Trẻ

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không