Kiến thức Tuyển dụng 13 điều giúp ứng viên… rớt phỏng vấn xin việc

13 điều giúp ứng viên… rớt phỏng vấn xin việc

22
Chuyên viên tuyển dụng tại Glassdoor, cho biết cô đã được chứng kiến vô vàn các sai lầm mà các ứng viên mắc phải, với hậu quả là họ tự đánh mất cơ hội xin việc của mình.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa
Hichens cho biết: “Điều tồi tệ nhất là nhiều người đến phỏng vấn mà không hề chuẩn bị trước. Ví dụ như, họ không nghiên cứu về công ty, họ không tìm hiểu về vị trí ứng tuyển, về người đang trực tiếp phỏng vấn mình, và cũng chẳng buồn chuẩn bị câu hỏi ngược lại cho nhà tuyển dụng.”

Tuy nhiên, theo Hichens, việc thiếu chuẩn bị vẫn chưa phải là lý do lớn nhất để nhà tuyển dụng loại bỏ một ứng viên. Thay vào đó, việc đến muộn, hay thậm chí không thèm đến phỏng vấn, sẽ gần như đảm bảo cho bạn một suất “ra về tay không” dù bạn có là một ngôi sao sáng tới đâu đi chăng nữa.

Hichens cho rằng: “Đến trễ cuộc phỏng vấn mà không có bất kì lời giải thích nào, hoặc không gửi email/gọi điện trước thông báo việc đến trễ là một điều tối kỵ. Điều này chắc chắn sẽ hạ knock out 99% số người phỏng vấn. Ít nhất, nếu đến trễ như vậy, hãy gọi và đưa ra một lời giải thích, hoặc bạn có thể đề nghị lên lịch lại chẳng hạn. Quan trọng nhất, hãy nhớ gửi lời xin lỗi đến nhà tuyển dụng vì sự bất tiện này”.

Với nỗ lực giúp đỡ những người đang tìm việc tránh những sai lầm có thể xảy ra, Hichens đã soạn ra danh sách 13 điều bạn nên tránh, dù là bạn đang phỏng vấn cho vị trí thực tập hay giám đốc:

1. Nói xấu công ty và người quản lý cũ. Bạn cần tránh xa điều này bằng bất cứ giá nào!

2. Ăn, uống, thậm chí là nhai kẹo cao su ư? Thời gian phỏng vấn đâu dành để “nhấm nháp” những thứ miễn phí trong văn phòng.

3. Văng tục: bạn không thể làm điều này dù cho văn hoá công ty cho phép, hay ngay cả khi người phỏng vấn bạn cũng đang làm điều đó. Hãy cực kỳ cẩn trọng về chuyện này cho đến khi bạn cảm thấy thật sự an toàn.

4. Nói “à ừm” hay “thì là mà” quá nhiều. 100% các nhà tuyển dụng sẽ lưu ý nếu cuộc phỏng vấn của bạn bị lấp đầy bởi những từ như vậy. Tốt hơn hết là bạn nên tạm dừng để suy nghĩ và không nói bất cứ điều gì, vậy vẫn còn hơn là cứ ậm ừ.

5. Hành động lúng túng: nếu thấy bạn bối rối, hãy dành chút thời gian và hít thở sâu, việc đó hoàn toàn chấp nhận được. Việc cứ lúng túng cố lấp đầy chỗ trống sẽ có hại hơn thôi.

6. Đừng đổ lỗi cho các lý do bên ngoài: Nếu có vấn đề gì xảy ra, hãy coi đây là một cơ hội tuyệt vời để chứng tỏ sự linh hoạt và khả năng giải quyết vấn đề của bạn. Đừng đổ lỗi cho các yếu tố bên ngoài chỉ vì bạn đã một cuộc phỏng vấn không như ý muốn.

7. Trang phục không phù hợp: Hãy tìm hiểu trước buổi phỏng vấn xem kiểu trang phục nào phù hợp với văn hóa công ty mà bạn ứng tuyển. Câu nói “dress for the job you want” (tạm dịch: mặc cho công việc bạn muốn) chẳng bao giờ sai đâu.

8. Không hỏi người phỏng vấn bất cứ câu nào. Bạn nên đưa ra một câu hỏi mỗi khi ai đó đề nghị bạn có bất kỳ câu hỏi nào không. Ngay cả khi bạn cảm thấy như đã “cạn kiệt” câu hỏi, thì vẫn còn 2 câu hỏi dự phòng dưới đây bạn có thể dùng: “Tại sao anh/chị lại chọn công ty này?” và “Trong tương lai, anh/chị cảm thấy hào hứng điều gì nhất về công ty này?”

9. Không mang theo hồ sơ (resume) của bạn. Hãy mang theo vài bản sao – ít nhất một bản cho mỗi người phỏng vấn bạn.

10. Không đưa ra câu trả lời chi tiết. Bạn nên sẵn sàng cung cấp các câu chuyện và ví dụ cụ thể về những gì bạn đã từng làm.

11. Quan tâm đến tiền lương hơn mọi khía cạnh khác. Dĩ nhiên, lương là một phần quan trọng của công việc, nhưng bạn sẽ khó mà tạo được thiện cảm nếu như đó là điều duy nhất mà bạn tỏ ra quan tâm.

12. Không biết sử dụng ngôn ngữ cơ thể, hoặc không nhìn vào mắt người đối diện. Nếu như bạn tỏ ra là một người khó gần và cứng nhắc, liệu có ai muốn làm việc với bạn không?

13. Không thể hiện sự nhiệt tình đối với công ty hoặc vị trí tuyển dụng. Một thái độ nhiệt tình luôn được chú ý cao.

Dĩ nhiên, luôn có những ngoại lệ đối với mọi quy tắc. Ví dụ như bạn có thể an tâm mặc quần jeans khi đi phỏng vấn cho một công ty công nghệ.

Hichens cho biết: “Điều quan trọng nhất là phải tự nhận thức được bản thân và hành động giống một con người bình thường. Không ai mong đợi bạn trở thành một con robot hoàn hảo cả. Hãy làm mọi thứ tốt nhất để chứng tỏ mức độ thông minh về mặt cảm xúc (EQ) của mình, cũng như thể hiện sự bình thản khi đối mặt với các tình huống khó nhằn nhất”.

Theo DNSG

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không