Kiến thức Tuyển dụng 6 bước giúp dân sales thăng tiến trong sự nghiệp

6 bước giúp dân sales thăng tiến trong sự nghiệp

10
Dân sales luôn mong muốn có một ngày được thăng cấp lên làm quản lí. Nhưng một trong những sai lầm lớn nhất của họ là nghĩ rằng cứ bán được nhiều hàng thì cơ hội thăng tiến sẽ trong tầm tay. Đây là điều mà chúng ta vẫn thường nhầm lẫn, bởi bán hàng và quản lí là hai kĩ năng hoàn toàn khác nhau, và thành công đôi khi không thể hiện hết được năng lực của mỗi người. 

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Ngoài việc trở thành một người giàu tinh thần trách nhiệm, những nhân viên kinh doạnh còn phải chứng minh với đội ngũ lãnh đạo rằng bạn có thể quản lí một cách thông suốt, trôi chảy nếu được thăng chức. May mắn thay, có rất nhiều cơ hội để khẳng định năng lực bản thân trong quá trình làm việc hàng ngày của họ. Dưới đây là 6 cách để để bạn chứng tỏ mình có thể lên làm sếp trong tương lai.

1. Chủ động yêu cầu các cơ hội đào tạo chéo với bộ phận tài chính

Nếu bạn thực sự quan tâm đến vị trí quản lí kinh doanh hoặc vị trí giám đốc, bạn cần làm quen với hoạt động tài chính tổng thể của công ty, bao gồm doanh thu từ hoạt động bán hàng ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận và luồng tiền mặt của công ty.

Các nhà quản lí và ban điều hành sử dụng những thông tin này để giúp họ đưa ra các quyết định chiến lược cấp cao. Và không có cách nào tốt hơn là một khóa học cấp tốc cùng đội ngũ chuyên viên tài chính và kế toán.

Bạn sẽ có cơ hội biết, hiểu được các khoản cần phải thu, thanh toán hóa đơn, quản lí biên chế, dự toán và kiểm soát ngân sách tất cả công việc liên quan đến mọi chức năng của tổ chức.

2. Tận dụng mọi cơ hội để phát triển nghề nghiệp

Nếu bạn may mắn làm việc cho một công ty cung cấp cho nhân viên các khóa đào tạo phát triển chuyên môn thì tham dự những khóa học ấy sẽ giúp bạn xây dựng các kỹ năng cần thiết, nâng cao sự nghiệp của bạn.

Mặc dù nhiều công ty sẽ ủy thác bạn vào những khóa học đúng với chuyên ngành của bạn nhưng họ cũng thường tổ chức các khóa học bổ sung, nâng cao các kĩ năng bên ngoài, bao gồm đào tạo quản lí. Nếu công ty không cung cấp những cơ hội đào tạo liên tục, hãy để cho giám đốc của bạn biết rằng bạn cảm thấy điều đó là cần thiết, quan trọng với tương lai của bạn, của tổ chức và dành nhiều thời gian hơn vào việc phát triển nguồn nhân lực.

3. Hiểu về mối quan hệ giữa sales và marketing

Một khi bạn am hiểu cả về kỹ năng bán hàng lẫn những số liệu marketing, cơ hội cho bạn làm quản lý là rất lớn.

Thực tế cho thấy, 80% khách hàng tiềm năng thường bị dân sales “bỏ quên” do không nghiên cứu kỹ các chương trình marketing của công ty. Hãy nhớ rằng, các chuyên gia marketing sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn vai trò, bản chất nghề nghiệp, tăng cường mối quan hệ giữa 2 bộ phận. Từ đó, giúp công ty tăng doanh thu và năng suất một cách đáng kể.

4. Khẳng định vai trò lãnh đạo trong đội ngũ của bạn

Điều mà nhân viên bán hàng thường không hiểu được là bạn không cần đợi sự phê duyệt của ai để chứng tỏ khả năng lãnh đạo của bạn. Mỗi nhân viên trong công ty, bất kể chức năng công việc hay vị trí trong bảng xếp hạng tổ chức, mỗi ngày đều có cơ hội để hành động như một nhà lãnh đạo.

Đối với nhân viên bán hàng, điều này có nghĩa là bạn sẽ trở thành “trung tâm tri thức” cho một số chương trình dựa vào một số kỹ năng hữu ích trong quá trình làm việc ở công ty. Các đồng nghiệp có thể đến giúp bạn hoặc đào tạo bổ sung, giảm bớt gánh nặng cho những nhân viên quản lí và mặc định rằng bạn là người có thể cùng họ tạo nên thành công.

5. Nghiên cứu những kiểu bán hàng khác nhau

Hầu hết các nhân viên đều học những kiến thức về cách bán hàng một mình, riêng lẻ. Những kỹ năng đó có thể giúp bạn bán hàng tốt hơn, nhưng nếu muốn làm lãnh đạo, bạn cần phải biết nhiều hơn thế.

Người lãnh đạo phải hướng dẫn, đào tạo rất nhiều tính cách khác nhau, và mỗi người lại phù hợp với một phong cách bán hàng riêng. Chính vì vậy, bạn cần phải biết thật nhiều kiểu bán hàng để áp dụng cho những người xung quanh.

6. Thể hiện sự cống hiến của bạn vào việc xây dựng, củng cố văn hóa công ty

Những nhà lãnh đạo có tư tưởng tiến bộ đều nhận thức được rằng xây dựng một yếu tố tạo nên thành công bền vững.

Một nền văn hóa tích cực và được xác định rõ ràng sẽ làm cho nhân viên hài lòng và tăng lợi nhuận trong dài hạn.

Với tư cách là nhân viên bán hàng mong muốn đạt được sự thăng tiến, bạn phải cho đội ngũ lãnh đạo của mình thấy rằng bạn cam kết tăng cường và bồi dưỡng văn hoá công ty cho dù bạn ở bất cứ trình độ nào. Hãy tham dự các sự kiện nội bộ, khuyến khích các thành viên còn lại tham gia các hoạt động tập thể để nâng cao tinh thần gắn kết trong đội ngũ của bạn.

Theo Trí Thức Trẻ

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không