Kiến thức Đào tạo Chuyện tối thứ 4: Nếu chỉ ngồi chờ các cơ hội tìm...

Chuyện tối thứ 4: Nếu chỉ ngồi chờ các cơ hội tìm đến, bạn chỉ là một người trong đám đông cũng đang chờ đợi mà thôi

12
Bản thân mỗi sự việc chưa phải là vấn đề; chính thái độ và cách xử lý không thích hợp của chúng ta mới thực sự biến chúng thành vấn đề.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Gà gáy thì trời sáng, mà gà không gáy thì trời vẫn sẽ sáng; trời có sáng hay không không phụ thuộc con gà. Vấn đề trời sáng ai sẽ là người thức tỉnh?

Sundar Pichai là CEO của Google từ 2015, lý thuyết “con gián” của ông đã được rất nhiều người chú ý và đang lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội dù triết lý đó rất đơn giản. Có thể hiểu lý thuyết này qua câu chuyện sau:

Một con gián, không biết từ đâu, bay vào nhà hàng và đậu lên vai một quý bà.

Quý bà vô cùng hoảng hốt. Khuôn mặt sợ đến tái mét, bà vừa la hét, vừa nhảy ra khỏi ghế ngồi, cố lắc thật mạnh để tách con gián ra.

Con gián bay sang đỗ lên vai một quý bà khác. Quý bà này cũng sợ hãi không kém và tạo ra một sự hỗn loạn còn lớn hơn.

Và cứ thế, con gián chuyền từ người này sang người khác. Sự hỗn loạn ngày càng gia tăng.

Cuối cùng người bồi bàn cũng chạy tới. Anh lấy chiếc khăn xua nhẹ và con gián vô tình bay sang vai anh. Rất bình tĩnh, anh chậm rãi đi ra cửa, rồi chạm nhẹ vào nó. Con gián tự bay ra vườn. Sự hỗn loạn kết thúc”.

Sundar Pichai đúc kết:

“Nhìn qua, chúng ta dễ lầm tưởng rằng, sự hỗn loạn là do con gián mang lại. Nhưng qua cách xử lý của người bồi bàn, chúng ta hiểu là không phải thế. Sự hỗn loạn thực tế đã được tạo ra bởi những hành động của các quý bà đối với con gián, chứ không phải bản thân con gián”.

Trong cuộc sống, những chuyện ta không mong muốn vẫn luôn xảy ra, và mỗi chuyện đều dẫn đến những kết thúc khác nhau tùy từng cách ứng xử. Bản thân mỗi sự việc chưa phải là vấn đề; chính thái độ và cách xử lý không thích hợp của chúng ta mới thực sự biến chúng thành vấn đề.

Mấy năm trước đây, dư luận đang xôn xao việc một khách hàng – bà Lê Thị Bích Thủy – gửi 270 đồng vào Quỹ tiết kiệm từ năm 1983 – số tiền tương đương khoảng 2 chỉ vàng thời bấy giờ. Tuy nhiên sau 30 năm, đến năm 2014 vừa qua, sau hàng loạt thủ tục hướng dẫn, bà Thủy đã nhận lại được khoản tiền gửi và cả lãi suất của mình với số tiền…4.385 đồng.

Tuy theo tính toán chi tiết lãi và cách đổi tiền theo luật, thì ngân hàng không có gì sai. Song, sau hành động giải quyết vấn đề của ngân hàng, nhiều “giá như” đã được đặt ra. Thì là rằng, giá như ngân hàng chọn 1 hướng giải quyết khác, bỏ ra một số tiền cho bà Thủy, thì, bỗng dưng tên tuổi của ngân hàng được đánh bóng, các khách hàng càng yên tâm tin tưởng hơn. Và, hành động đẹp bao giờ cũng có sức lan truyền rộng rãi và nhanh chóng thay cho việc quảng cáo rầm rộ.

Nhìn lại cách hành xử của Vinamilk trong việc lan tỏa hành động đẹp của cậu bé xếp giày cho nhóm bạn đi picnic lại khác. Dù không liên quan gì, nhưng vì một hành động đẹp, Vinamilk đã sẵn sàng chắp cánh ước mơ cho cậu bé nghèo, sắp xếp cho cậu được đến trường, mẹ cậu bé có công việc ổn định.

Với 1 doanh nghiệp lớn như Vinamilk, chi phí bỏ ra cho hành động này không phải là lớn. Tuy nhiên, hình ảnh, thương hiệu của Vinamilk đã vô tình được quảng bá rộng rãi. Khắp nơi khi nhắc đến cậu bé nghèo là hình ảnh Vinamilk được liên tưởng đến ngay.

Một trong những minh chứng rõ nhất về tâm lý đám đông là những biểu hiện trên thị trường chứng khoán.

Phần lớn các nhà đầu tư dành rất nhiều thời gian để theo dõi bảng điện tử, đọc tin và lướt qua các diễn đàn, group chát… trong khi đó có khi chưa đến 20% thời gian để dành nghiên cứu về doanh nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Và do vậy, chỉ một “hiện tượng” của thị trường là đám đông đã vội vã chạy theo.

Warren Bulfett từng nói “thị trường chứng khoán được tạo ra để chuyển tiền tử những kẻ nôn nóng sang những người kiên nhẫn”.

Tuy nhiên, như nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffet từng nói: Hãy đầu tư vào bản thân và đầu tư vào bản thân là sự đầu tư tốt nhất. Vì suy cho cùng, con người làm ra tiền bạc, chứ tiền bạc không làm ra con người. Do vậy, cần tin tưởng vào nhận định bản thân, nghiên cứu kỹ trước mọi tình huống thì đảm bảo bạn sẽ đứng vững trước sóng gió và những biến động xung quanh.

Những cơn sốt đất, bất động sản những năm trước đây cũng vậy, chỉ một thông tin, hay thậm chí chỉ là tin đồn về một quy hoạch, một dự án mới…thì lập tức bất động sản quanh khu vực đó nóng lên. Người mua đi bán lại xuất hiện với tần suất dày đặc và bóng bóng BĐS xuất hiện. Đến một lúc nào đó, quả bóng này căng cứng và vỡ ra, nhà đầu tư sẽ chịu thiệt rất nhiều tư những quyết định theo số đông của mình.

Chỉ đơn giản như khi đi qua một ngã tư, nếu chúng ta thấy hầu hết mọi người ở ngã tư đó nhìn lên trời, thì khả năng chúng ta cũng sẽ nhìn lên trời là rất cao. Khi thấy nhiều người xếp hàng ở một nhà hàng thì chúng ta có khuynh hướng nghĩ rằng nhà hàng đó nấu ăn ngon hay có gì đó đặc biệt.

James Surowiecki tác giả cuốn sách “The Wisdom of Crowds” cho rằng khi đám đông không nổi loạn hay mù quáng, thì suy nghĩ của cả nhóm sẽ thông minh, trí tuệ hơn bất kỳ một cá nhân xuất sắc nào.

Tuy nhiên, không phải lúc nào đám đông cũng xuất hiện một người “lãnh đạo tinh thần” có đủ bản lĩnh, thông minh và trí tuệ để xử lý tình huống, nắm bắt diễn biến như anh chàng bồi bàn kia. Thực tế, theo James Surowiecki, có 4 điều kiện cần thiết để cho một đám đông thông minh là:

– Sự đa dạng về ý kiến: Mỗi người nên có một thông tin riêng nào đó, dù đó có thể là một cách diễn giải đặc biệt về những sự kiện đã biết. Không để những sai lầm của mọi người tương quan lẫn nhau dẫn đến những định hướng sai lầm.

– Sự độc lập: Các ý kiến của mọi người không được hình thành theo ý kiến của những người xung quanh. Tuy nhiên, đám đông rất khó đạt sự độc lập bởi con người có khuynh hướng ảnh hưởng lẫn nhau.

– Sự phân cấp – phi tập trung hoá: Không có bất cứ một sự chỉ đạo nào đối với từng thành viên trong nhóm.

– Sự tổng hợp: Nhóm phải có cơ chế để biến những ý kiến riêng thành ý kiến tập thể.

Trong cuốn “Tâm lý học đám đông” nổi tiếng, Gustave Le Bon, nhà tâm lý học xã hội người Pháp, cho rằng những đám đông luôn bị vô thức tác động, họ không có khả năng suy nghĩ, suy luận, mà chỉ cảm nhận bằng hình ảnh, bằng sự liên kết các ý tưởng, họ không kiên định, thất thường, và đi từ trạng thái nhiệt tình cuồng loạn nhất đến ngây dại ngớ ngẩn nhất. Vả lại, do thể tạng của mình, những đám đông ấy cần có một thủ lĩnh, một người cầm đầu, kẻ có thể dẫn dắt họ và cho bản năng của họ một ý nghĩa.

Theo trí thức trẻ

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không