Kiến thức Tài chính kế toán Suy giảm kinh tế toàn cầu- khó khăn cho doanh nghiệp các...

Suy giảm kinh tế toàn cầu- khó khăn cho doanh nghiệp các nước phát triển

120

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ngày 18/6, ông Andrew Burns, Trưởng nhóm Các xu hướng kinh tế vĩ mô toàn cầu thuộc Bộ phận Triển vọng Phát triển của Ngân hàng Thế giới (WB), khuyến cáo rằng các nước đang phát triển cần chuẩn bị đối phó với thời gian khó khăn ở phía trước, khi kinh tế toàn cầu suy giảm trong cả năm 2012.
Qua theo dõi trường hợp Trung Quốc và một số nước khác, giới chuyên gia WB nhận thấy rằng tốc độ tăng trưởng đang dần chậm lại trong bối cảnh áp lực lạm phát vẫn hiện hữu, mặc dù “bong bóng” tài sản không còn đe dọa. 
Theo ông Burns, điều quan trọng hiện nay là phải đảm bảo rằng tình trạng suy giảm kinh tế không làm gia tăng căng thẳng. 
Trước đó, WB dự báo tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển là 5,3% năm 2012, và dần dần khởi sắc với mức 6% vào năm 2014. 
Ông Burns cho rằng suy giảm kinh tế ở các nước đang phát triển là do tốc độ tăng trưởng yếu kém ở các nước phát triển (khoảng 1,4% năm 2012). 
Theo WB, dòng vốn “chảy” đến các nước đang phát triển giảm khoảng 40% trong tháng Năm, gây ra những tác động tiêu cực. 
Tuy nhiên, tình trạng suy giảm phần nào cũng bắt nguồn từ việc các nước đang phát triển siết chặt chính sách trong năm 2011 sau khi thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009. 
Mặc dù vậy, theo chuyên gia của WB, “tiếp tục siết chặt về chính sách và giảm tỷ lệ tăng trưởng là cần thiết khi nguồn cung trên thị trường ngày càng dư thừa.” 
Theo dự báo của giới chuyên gia WB, tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc năm 2012 là 8,2%, năm 2013 là 8,6% và năm 2014 là 8,4%. Xu thế này phù hợp với chính sách bình ổn tăng trưởng mà Trung Quốc đang triển khai. 
Đánh giá về chính sách tài chính của Trung Quốc thời gian qua, ông Burns khẳng định rằng việc Ngân hàng Trung ương nước này hạ lãi suất là một động thái tích cực, và quyết định áp dụng lãi suất linh hoạt đối với tiền gửi là một giải pháp mang tính cải cách quan trọng, bởi nó sẽ mở ra cơ hội đưa tiền gửi tiết kiệm vào sản xuất kinh doanh, giúp nền kinh tế tăng trưởng hiệu quả hơn./.

Theo TTXVN

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không