Kiến thức Tuyển dụng Khoa học giải thích: Đây là lí do tại sao đi xin...

Khoa học giải thích: Đây là lí do tại sao đi xin việc ở chỗ nào cũng “đòi” tiếng Anh khi phỏng vấn

10
Có bao giờ bạn tự hỏi, tại sao các trang đăng tin tuyển dụng nhân viên gần đây đều bắt buộc phải biết Tiếng Anh?

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Mỹ, Đức, Nga và Ả Rập Saudi đang là những nước có số lượng người nhập cư lớn nhất thế giới. Có thể thấy những lí do đơn giản để người nhập cư đổ dồn về các quốc gia này là vì đây hầu hết là nơi có vùng lãnh thổ lớn, nền kinh tế phát triển mạnh, đặc biệt là là nền văn hóa đa sắc tộc vô cùng đa dạng.

Lấy một ví dụ như Mỹ là quốc gia có lượng người nói tiếng Tây Ban Nha lớn nhất thế giới dù ngôn ngữ chính thức vẫn là tiếng Anh.

Tuy vậy, rào cản ngôn ngữ cũng chính là yếu tố khiến đa phần người nhập cư gặp khó khăn khi tìm kiếm cơ hội việc làm ở nơi “đất khách, quê người”. Một phần là do các chính sách về ngoại ngữ ở các quốc gia, lãnh thổ phát triển đang ngày càng được nâng tầm.

Nhìn chung, điều này chỉ ra một hiện thực rõ ràng về sự quan trọng của khả năng song ngữ ở thời điểm hiện tại. Theo những thống kê, ở Mỹ hầu hết các trường trung học đều bắt buộc các học sinh phải đăng kí thêm một lớp học tự chọn về ngoại ngữ nữa ngoài tiếng Anh, như tiếng Tây Ban Nha hoặc tiếng Pháp.

Khả năng song ngữ cũng trở thành một cơ sở để các trường đại học ở Mỹ xét tuyển sinh viên. Hay phần lớn những trẻ em ở châu Âu đều bắt buộc phải học thêm một loại ngoại ngữ ngoài tiếng mẹ đẻ từ khi lên 6.

Tương tự như vậy, ở nước ta, trong vài năm trở lại đây tất cả các sinh viên tốt nghiệp đại học đều phải kèm theo chứng chỉ ngoại ngữ tùy theo yêu cầu nhà trường. Đó là một cơ sở rất tốt để hình thành khả năng song ngữ của xã hội nước ta, hay đơn giản hơn là nâng cao chất lượng nguồn lao động chưa được đánh giá cao hiện nay.

Các doanh nghiệp tồn tại và phát triển phụ thuộc vào lợi nhuận. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng sẽ lựa chọn việc điều chỉnh phù hợp để phục vụ đối tượng khách hàng của họ, điều đó dẫn đến một thực tế là họ sẽ cần một đội ngũ đủ nhanh nhạy và có khả năng tùy biến nhất định để thực hiện công việc. Một trong những yếu tố cần thiết trong đó chắc chắn sẽ là khả năng song ngữ. Đặc biệt là với những đội ngũ nhân viên nòng cốt.

Không những thế, Viện hàn lâm Thần kinh học ở Mỹ đã chứng minh, khả năng song ngữ của một người sẽ tỉ lệ nghịch với việc phát triển chứng mất trí nhớ. Có nghĩa, một người sở hữu càng nhiều kiến thức về ngoại ngữ sẽ càng ít bị ảnh hưởng bởi những tác động tuổi tác lên trí nhớ của mình.

Số liệu trong nhiều năm qua đã thống kê được, chứng mất trí nhớ ở các nhân viên thường bị “coi thường” khi đánh giá khả năng, năng suất làm việc của một nhân viên.

Nhưng con số 47,5 triệu người bị sa sút trí tuệ mỗi năm trên toàn thế giới là một số liệu đáng báo động. Đặc biệt hơn, phần lớn chứng bệnh này xuất hiện ở độ tuổi 30 khi người lao động đang làm việc năng suất nhất.

Còn nhiều nghiên cứu khác chỉ rõ lí do vì sao khả năng của song ngữ của các nhân viên ngày càng được chú ý.

Một nghiên cứu trường đại học Penn State đã phát hiện ra rằng, những nhân viên sở hữu ít nhất 1 ngoại ngữ luôn cho thấy bản thân mình đa năng hơn khi hoàn thành khá tốt các nhiệm vụ khác nhau hay làm việc trên nhiều dự án cùng một lúc.

Các nhà khoa học ở đại học Northwestern cũng đã nghiên cứu, phần lớn những người nói được 2 thứ tiếng có bộ não xử lý thông tin nhanh, hiệu quả hơn và dễ dàng hơn so với những người khác.

Một số nghiên cứu từ Viện Y Tế Quốc gia Mỹ còn phát hiện, khả năng song ngữ cũng là một điểm mạnh về tâm lý để quản lý hành vi khi xảy ra xung đột. Đó còn là yếu tố giúp chúng ta xử lý các quyết định một cách mềm dẻo, có suy nghĩ hơn.

Nhìn chung, khả năng song ngữ của một nhân viên không chỉ đơn thuần là chúng ta biết và sử dụng được một ngôn ngữ thứ 2. Điều đó còn tốt cho sức khỏe của chính bản thân họ và hơn nữa là tốt cho công việc. Tuy nhiên, đó không phải là yếu tố “trời cho” ngay từ khi sinh ra, học rồi thuần thục một ngoại ngữ phải trải qua quá trình và sự cố gắng không ngừng.

Vậy tại sao, chúng ta không thử sức việc học thêm một ngoại ngữ như là một thử thách trong cuộc đời. Tuy có nhiều trở ngại, nhưng chắc chắn kết quả hoàn toàn xứng đáng.

Theo trí thức trẻ

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không