Kiến thức Đào tạo Làm ít chơi nhiều thế nhưng đánh đâu thắng đó, đây là...

Làm ít chơi nhiều thế nhưng đánh đâu thắng đó, đây là 5 cách làm việc để người lười được phép lười

7
Luôn tỏ ra chậm chạp với mọi thứ xung quanh, tránh né những công việc tới với bản thân, thế nhưng người lười luôn hoàn thành tốt mọi công việc dù cho mọi thứ xung quanh thế nào, đơn giản vì họ có những cách thức riêng mà ít người chăm chỉ nào có nổi.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Chúng ta luôn thấy trong cuộc sống có rất nhiều người chăm chỉ và nỗ lực trong công việc nhưng lại không gặt hái được nhiều thành công và tiền bạc. Thay vào đó, có một nhóm nhỏ trông rất nhàn nhã nhưng lại sở hữu nhiều của cải và thành tựu hơn cả. Vấn đề nằm ở đâu? Làm thế nào để bỏ ít công sức hơn nhưng đạt được kết quả tốt hơn ?

1. Quan sát

Nếu bạn cứ cắm đầu vào màn hình máy tính và đống giấy tờ tài liệu rồi nói rằng: “tôi chẳng có đủ thời gian để thở” thì hẳn bạn sẽ chẳng bao giờ hết việc. Xin hãy dành lấy khoảng 10-15 phút để nhìn ngắm những gì đang diễn ra. Trông thì có vẻ như bạn quá nhàn rỗi và “vô công rồi nghề” nhưng việc không làm gì cả và chỉ ngắm nhìn sẽ có ích hơn bạn tưởng.

Hãy dùng óc quan sát của mình để theo dõi cách làm việc của những người xung quanh, của đồng nghiệp, sự tương tác giữa họ hay độ tập trung, ngay cả không gian làm việc cũng vậy…bạn sẽ phát hiện ra rất nhiều điểm thú vị. Chẳng hạn như, nhờ quan sát, bạn biết rằng có ai đó cũng làm công việc như bạn nhưng bằng một phương pháp tiện lợi hơn và từ đó học hỏi.

Hoặc, bản báo cáo sếp nói rằng cần rất gấp nhưng lại ra ngoài gặp đối tác hoặc tham gia cuộc họp, như vậy là điều đó có thực sự gấp và cần ưu tiên như lời họ nói? Thay vì cắm đầu làm những thứ chưa thực sự cần, bạn có thể dành thời gian để giải quyết các công việc mang tính cấp bách hơn, quan trọng hơn.

Hãy để tư duy dẫn lối bằng việc quan sát những gì đang diễn ra xung quanh mình, sự tỉnh thức đúng lúc còn đáng giá hơn rất nhiều việc nỗ lực mù mờ.

2. Nghe nhạc

Âm nhạc đã được khoa học chứng minh là có ảnh hưởng và tạo ra các kích thích trực tiếp đến não bộ vì vậy mà khi làm việc bạn hãy nghe nhạc để có sức tập trung tốt nhất. Không chỉ có vậy, việc bạn đeo một chiếc tai nghe cũng sẽ giúp bạn không bị người khác làm phiền và cắt ngang công việc đang làm.

Có rất nhiều loại nhạc được sử dụng khi làm việc, bạn có thể tìm thấy kho nhạc phong phú từ những playlist chơi nhiều giờ đồng hồ trên youtube hoặc nghe bất cứ thể loại nào, miễn là nó gây cảm hứng cho công việc của bạn. Theo thống kê, những người làm trong lĩnh vực thiết kế, thẩm mỹ thường thích nghe các loại nhạc có tiết tấu nhanh, vui tươi, hiện đại còn những nhà khoa học, nghiên cứu lại coi âm nhạc cổ điển là một trong những yếu tố tạo nên thành tựu của họ.

3. Biết đến phương pháp “quả cà chua”

Phương pháp làm việc Podomoro hay còn gọi là phương pháp “quả cà chua” (theo tiếng Ý, “podomoro” có nghĩa là “cà chua”) là một trong những cách làm việc mà rất nhiều lãnh đạo thành công trên thế giới áp dụng để thu được hiệu quả cao trong công việc.

Theo nghiên cứu khoa học, não bộ con người chỉ có khả năng tập trung nhất định trong một khoảng thời gian tối đa là 30 phút, còn sau đó, sự tập trung sẽ loãng dần khi thời gian họ tiếp xúc với sự việc ấy tăng lên. Dựa vào cơ chế tự nhiên của bộ não nên phương pháp Pomodoro áp dụng công thức: làm việc 25 phút và nghỉ ngơi 5 phút rồi tiếp tục, với mỗi một chu kỳ như thế chúng ta sẽ gọi đó là một 1 podomoro hay 1 quả cà chua.

Trong 5 phút thư giãn ấy bạn có thể làm bất cứ việc gì như hút thuốc, tưới cây, đi lại, xem các thông tin giải trí hoặc chẳng làm gì cả và sau đó lại tiếp tục trong vòng 25 phút. Hãy thử xem, bạn sẽ dành ra bao nhiêu quả cà chua để giải quyết các đầu việc của mình?

4. Loại bỏ

Theo ước tính của các nhà nghiên cứu, con người ta thực sự không cần đến 8 tiếng/ngày để giải quyết hết khối lượng công việc mà họ phải nhận trong ngày. Con số ước tính thực sự là khoảng 3-4 tiếng. Vậy số thời gian còn lại, ai đã ăn cắp của chúng ta? Xin thưa, không ai khác, chính bạn là người đã khiến mình trở thành nô lệ cho công việc.

Bản chất sự hiệu quả đến từ 20% những điều thiết yếu nhất và kéo theo 80% những gì dây dưa theo đó. Bạn chỉ cần dành ra mỗi ngày 15 phút trước khi ngồi vào bàn làm việc để hệ thống lại những gì cần làm trong ngày. Một check-list sẽ được lập ra nhưng xin lưu ý cho đừng bao giờ để số việc vượt quá con số 5 hạng mục/ngày.

Bạn có thể cho rằng một ngày làm được 5 việc thì ít quá, nhưng xin hãy hiểu đó là 5 việc không thể không làm, 5 việc quan trọng nhất, ưu tiên nhất. Nếu chúng ta tập trung làm tốt những hạng mục quan trọng này một cách hoàn hảo thì kết quả đem lại sẽ mỹ mãn hơn so với 50 việc làng nhàng và nhỏ nhặt khác.

Và vì chỉ có ít việc hơn nên đương nhiên thời gian của bạn cũng nhiều hơn, ai dám đảm bảo bạn không có khả năng giải quyết nốt đống còn lại cơ chứ?

5. Hãy cứ thử chơi

“Hãy cứ thử chơi để hiểu được giá trị công việc bạn làm”, đây là một nguyên tắc nghe có vẻ thiếu cơ sở nhưng nếu thử áp dụng bạn sẽ ngạc nhiên về thói quen lao động của mình từ trước đến nay. Nếu bạn đang làm trong lĩnh vực dịch vụ, tiêu dùng hãy thử bỏ thời gian ra mua sắm, trải nghiệm các dịch vụ…hãy hóa thân làm khách hàng để hiểu được tâm lý của họ, biết đâu ý tưởng mới mẻ nào đó để cải tiến các sản phẩm, dịch vụ lại đến ngay chính lúc mà bạn không ngờ tới.

Việc nghỉ ngơi cũng giúp đầu óc bạn được thông suốt hơn so với việc chịu tải quá nhiều các vấn đề cùng một lúc. Hãy thử nghiệm việc du lịch và dành thời gian cho bản thân, bạn sẽ biết cách đem lại giá trị cho người khác một cách dễ dàng hơn. Và đương nhiên, cho đi sẽ có nhận lại, phần thưởng xứng đáng cho những gì bạn cống hiến sẽ tới hơn mức kỳ vọng.

Theo trí thức trẻ

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không