Kiến thức Đào tạo 9 dấu hiệu ‘tố cáo’ người đối diện đang nói dối bạn

9 dấu hiệu ‘tố cáo’ người đối diện đang nói dối bạn

38
Là nạn nhân của những lời nói dối chắc hẳn không phải là một cảm giác dễ chịu. Nhưng làm thế nào, nếu bạn không thể biết được người khác đang nói dối hay không?

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Nếu bạn nghi ngờ ai đó đang nói dối, hãy thử để tìm ra những điểm nghi vấn sau đây trong hành vi của họ, mà không cần đến máy phát hiện nói dối.

Chú ý đến tư thế dáng điệu

Người đang nói dối thường thể hiện ra bằng ngôn ngữ cơ thể của mình. Thường thì họ sẽ tự thu mình lại, tỏ ra ủ rũ và đề phòng nhằm vô thức bảo vệ cơ thể của mình khi đang nói dối.

Nhìn vào mắt họ

Chúng ta đều đã nghe câu “nhìn thẳng vào mắt tôi đây này” trong hoàn cảnh có người nói dối. Hóa ra việc này cũng có cơ sở của nó: Thiếu đi sự tương tác bằng mắt là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy một người đang nói dối.

Trao đổi ánh mắt là một hành động riêng tư và thân mật. Nếu ai đó đang nói dối, họ thường muốn né tránh bạn và không cá nhân hóa tình huống diễn ra giữa 2 người.

Nhận biết mức độ chuyển động của cơ thể

Người nói dối thường muốn tỏ ra là mình vẫn bình tĩnh để người đặt câu hỏi không nghi ngờ. Thường thì họ hay đặt tay dọc thân mình, ngồi yên, nói chậm và không biểu hiện gì nhiều trên khuôn mặt. Khi thấy tất cả những dấu hiệu này diễn ra một lúc, bạn có quyền nghi ngờ là mình đang đối diện với một lời nói dối.

Chú ý đến câu chuyện của họ

Trừ khi cực kỳ lão luyện, nếu không kẻ nói dối thường có sự thiếu nhất quán trong câu chuyện của mình.

Có phải trước đó họ nói về việc gặp một người bạn? Họ có nhắc đến một cửa hàng đã đóng cửa? Họ có khẳng định đã nói chuyện với một người bạn biết nhưng đã ra nước ngoài sinh sống?

Nếu thấy nghi ngờ, hãy nghe thật kỹ những gì họ nói và tìm ra điểm sơ hở để họ không thể chối cãi.

Nghiêng người gần về phía họ

Nếu người bạn cho là nói dối tìm cách lảng ra xa bạn, đó có thể là dấu hiệu họ không thoải mái vì mình đã bị phát hiện.

Hãy để ý xem người đó có hướng mũi chân ra xa phía bạn không, họ có quay lưng lại với bạn hay giấu bàn tay để bạn không nhìn thấy hay không.

Nếu nhận thấy những dấu hiệu này, hãy tăng cường thể hiện ngôn ngữ cơ thể với họ để xem họ phản ứng ra sao. Thường thì người ta không thích những giao tiếp thân mật và cử chỉ thân tình khi đang nói dối.

Để mắt đến phản ứng của họ

Nếu bạn bảo ai đó là dối trá và nghi ngờ câu chuyện của họ, hãy chú ý đến cách họ phản ứng. Một người thành thật sẽ cảm thấy bị xúc phạm và công kích lại bạn, nhưng một người bị chỉ đúng tim đen sẽ tiếp tục bảo vệ bản thân mình.

Bạn có thể thấy đối phương khóc lóc, kêu gào và buộc tội mình nếu họ đang nói dối. Hãy bỏ qua hết những biểu hiện đó và tìm ra sự thật nếu bạn thực sự cho rằng họ đang che giấu điều gì đó.

Chú ý đến cách họ lắc đầu

Biểu hiện trên cơ thể có thể phản bội chính bạn khi nói dối và thậm chí chỉ một chút chuyển động của cái đầu cũng là lời thú tội.

Một ví dụ dễ thấy là sự thiếu nhất quán giữa lời nói và hành động, ví dụ họ nói “đúng vậy” nhưng lại hơi lắc đầu, thì đây chính là dấu hiệu dễ nhận thấy của sự lừa dối.

Nắm bắt sự khác lạ trong hành vi của họ

Nếu một người thường xuyên nói nhiều nhưng bỗng nhiên trở nên yên lặng khi gặp bạn, rất có thể họ đang giấu bạn điều gì đó. Tuy nhiên không phải mọi dấu hiệu đều rõ nét vì mỗi người đều nói dối theo cách khác nhau. Vì thế đòi hỏi bạn phải cực kỳ chú ý.

Tin tưởng vào linh tính của bạn

Đôi khi nhiều người rất giỏi nói dối và họ không có bất kỳ sơ hở nào cả. Do đó nếu thấy linh tính mách bảo họ đang nói dối, thì đó có thể là một dấu hiệu để bạn có cơ sở tiếp tục tìm hiểu và nói chuyện trực tiếp với họ.

Theo chuyên gia giao tiếp Leslie Shore: “Ngay cả khi bạn không thể chỉ ra sự lệch pha trong lời nói và hành động của một người, thì cũng đừng bỏ qua những điều mà linh tính mách bảo, vì kiểu gì nó cũng dựa trên một thực tế nào đó”.

Theo trí thức trẻ

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không