Kiến thức Đào tạo Làm gì khi xảy ra xung đột giữa các thành viên trong...

Làm gì khi xảy ra xung đột giữa các thành viên trong startup?

23
Kinh doanh cũng giống như một môn thể thao đồng đội, một cá nhân dù tài giỏi tới đâu, nhưng nếu không có khả năng làm việc chung với cả đội, không sớm thì muộn cũng cần phải được loại bỏ.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Liệu một cá nhân xuất sắc nhưng thiếu hợp tác, thiếu tính sẻ chia và mang cái tôi quá cao có xứng đáng một vị trí trong đội ngũ đồng sáng lập một startup không? Và điều gì sẽ xảy ra nếu bạn, với tư cách là một người đồng sáng lập, nhận thấy mình mất quá nhiều thời gian cho việc giải quyết xung đột không đáng có trong đội vì một “ngôi sao” gây ra?

Những xung đột như vậy, nếu xảy ra nhiều lần hoặc dai dẳng, sẽ không có lợi cho tương lai dài hạn của một startup. Vì vậy nếu không xử lý triệt để những vấn đề dạng này “từ trong trứng”, bạn có thể sẽ tốn rất nhiều sức lực vào những hoạt động vô giá trị thay vì tập trung vào các vấn đề kinh doanh cốt lõi sau này.

Hầu hết mọi người đều không thích bị lên lớp, chưa kể đến việc một người thứ ba can thiệp vào xung đột và cố gắng giải quyết. Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào bạn có thể tiếp cận và hòa giải xích mích giữa các thành viên mà không gây khó chịu cho họ?

Bước đầu tiên, hãy cho bản thân mình một thời gian suy nghĩ. Hãy tách biệt mình khỏi tình hình hiện tại và cân nhắc kĩ lưỡng về những tác động lâu dài của một thành viên: Ai là người có thái độ tốt với công việc dài hạn trong một môi trường thay đổi liên tục; ai là người có năng lực trong công việc; ai là người để cái tôi khổng lồ của mình ngáng đường trong khi họ thực sự có năng lực; ai là người có nhiều khả năng trở thành bộ mặt đại diện của công ty hơn trong vài năm sắp tới; ai là người bạn cảm thấy muốn cùng hợp tác một thời gian dài.

Trả lời những câu hỏi đơn giản trên sẽ giúp bạn tìm được hướng giải quyết thỏa đáng. Khi giải quyết những vấn đề xung đột của đội, bạn đừng nên để lý trí chiếm phần nhiều quyết định, ví dụ như cho rằng “ngôi sao sáng” có thể sẽ không thay thế được hoặc quá đắt đỏ để thay thế. Thay vào đó hãy để tâm tới cảm xúc của mình, liệu ngôi sao nổi loạn kia có làm bạn khó chịu hay muốn lảng tránh họ không?

Tiếp đến, hãy cân nhắc những hậu quả của việc chấm dứt mối quan hệ không lành mạnh này. Liệu startup của bạn có phải chịu tổn thất nhiều hay không? Liệu mất đi nhân vật này có kèm theo việc mất đi một lượng lớn khách hàng cũng như nhà đầu tư tiềm năng của bạn hay không? Và liệu bạn,với tư cách là người đồng sáng lập, sẽ chèo lái con thuyền startup của mình sau cú va chạm này như thế nào?

Xa hơn nữa, hãy bình tĩnh nhận định những tổn thất toàn diện của việc thay thế nhân sự ngay lập tức hay để sau này. Tổn thất này không chỉ về mặt tiền bạc, mà còn là sự chậm trễ của dự án, mất động lực của các thành viên khác, hay rủi ro về việc các thành viên khác từ bỏ startup do không thể làm việc chung với một cá nhân rắc rối. Những rủi ro này không cân đo đong đếm được, nhưng có thể khiến startup của bạn hoàn toàn lụi bại.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, hãy tự nhủ với bản thân những lý do bạn khởi đầu startup này. Khi mọi chuyện trở nên tồi tệ, hãy nhớ lại lý do vì sao bạn bắt đầu. Sau cùng, sự tích cực có thể lan truyền từ bạn sang các thành viên khác, và bạn có thể giúp mọi hình dung ra một viễn cảnh tươi sáng hơn, cho họ thêm động lực để quay trở lại làm việc một cách hiệu quả.

Một khi bạn đã mường tượng được trong đầu viễn cảnh tình trạng công ty khi không còn ngôi sao nổi loạn nữa, bạn sẽ tự đưa ra được quyết định cho mình. Một quyết định chính đáng, hợp tình hợp lý và trên hết, dựa trên lợi ích chung của công ty, không phải cái tôi của một vài cá thể.

Theo IctNews

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không