Kiến thức Marketing Bài học tiếp thị: “Thắng” nhờ bao bì

Bài học tiếp thị: “Thắng” nhờ bao bì

11
Từ một người nấu rượu, Arturo Lomeli trở thành nhà sáng lập một thương hiệu rượu siêu sang, có giá lên đến 30.000 USD/chai, chỉ được phục vụ tại những buổi tiệc cao cấp.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Thương hiệu rượu Clase Azul của Lomeli chỉ được dùng để phục vụ tại những bữa tiệc cao cấp, như buổi công chiếu phim, tại Screen Actors Guild Awards (Giải thưởng của Hội diễn viên Mỹ), bữa tiệc của những người nổi tiếng. Lomeli đã đi một chặng đường dài kể từ khi ra mắt Clase Azul vào năm 1997.

Nhà sáng lập người Mexico Arturo Lomeli thừa nhận rằng sản phẩm đầu tiên của ông có giá thấp và bao bì có hình ảnh chiếc nón rộng vành cùng bộ ria mép đặc trưng của Mexico.

Lomeli quyết định quay trở lại trường học để lấy bằng thạc sĩ về tiếp thị sản phẩm sang trọng nhằm nâng cao thương hiệu sản phẩm. Ông nhanh chóng học được cách gia tăng giá trị sản phẩm thông qua việc tạo ra bao bì độc đáo. Từ đó, diện mạo, giá trị và thị trường của Clase Azul đã hoàn toàn thay đổi.

Mỗi chai gốm đựng rượu Clase Azul hiện nay đều được chạm trổ bằng tay với những đường nét sắc sảo. “Chúng tôi bắt đầu suy nghĩ về tính độc quyền, mang đến điều tốt nhất cho những ai thực sự đánh giá cao điều này”, ông nói.

Năm 2007, ông tung ra 1.200 chai rượu Clase Azul Ultra trong một bao bì đen tuyền, có chạm trổ tinh tế, sang trọng. Tuy thế, Lomeli cũng thừa nhận rằng lúc đó ông nghĩ nó chỉ đơn giản là một trào lưu mới chứ không ngờ nó sẽ trở thành một sản phẩm có tính lâu dài.

“Chúng tôi không tưởng tượng được rằng sẽ thường xuyên kinh doanh những chai rượu siêu đắt tiền”. Thế nhưng, phản ứng của thị trường tích cực đến nỗi Lomeli nhận thấy mình là người may mắn vì ông đã tìm được chỗ đứng trong dòng rượu đắt tiền tại Mỹ – dù thị trường nước này đã có những hương vị tequila cao cấp.

Sản phẩm đắt nhất của Clase Azul có giá 30.000 USD với các loại bao bì như gốm sứ, hổ phách hay vàng 24 karat. Clase Azul cũng được tạo ra ở Mexico nhưng Lomeli không có kế hoạch bán sản phẩm này ở quê nhà, ngoài một số được bán cho du khách Mỹ tại các bãi biển như Cancun và Los Cabos.

Thay vào đó, Clase Azul tập trung vào các thị trường xuất khẩu là Mỹ và châu Âu. Ông giải thích: “Chúng tôi quyết định không bán cho người Mexico… bởi vì quá khó khăn để làm thay đổi sở thích của họ”. Lomeli định hình tequila là để thưởng thức, không phải dùng để pha trộn trong cocktail.

Năm 2016, công ty bán 234.000 chai Clase Azul với Mỹ doanh số tăng 46% so với năm ngoái. “Chúng tôi muốn mọi người nếm hương vị rượu tequila cao cấp và xóa đi ký ức xấu xí từng có với loại rượu rẻ tiền. Bạn có thể nhấm nháp và thưởng thức nó một cách trọn vẹn và không cần trải qua cơn ác mộng với sản phẩm chất lượng kém”, ông nói.

Theo DNSG

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không