Kiến thức Đào tạo “Nếu loại bỏ, ai bị chọn đầu tiên trong 4 thầy trò...

“Nếu loại bỏ, ai bị chọn đầu tiên trong 4 thầy trò Đường Tăng?” và câu trả lời đáng ngẫm

23
Đáp án trong câu hỏi này đã nói lên một triết lý sâu sắc trong cuộc sống, trong công việc hằng ngày.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Trong nhóm thầy trò Đường Tăng, nếu đối chiếu sang một mô hình quản lý doanh nghiệp hiện nay thì Đường Tăng chính là người đứng đầu một hạng mục, Tôn Ngộ Không là nòng cốt kỹ thuật, Chu Bát Giới, Sa hòa thượng và ngựa Bạch Long là những thành viên bình thường trong đội.

Bát Giới, nhìn vào giống như chẳng làm gì nhưng nhân vật này là chất bôi trơn của cả đội, Sa Tăng biết nhẫn nhịn, chịu thương chịu khó, làm việc cực nhọc không oán than, ngựa Bạch Long trung thành hộ chủ, xuất thân danh giá, có nền tảng xã hội nhất định.

Vậy thì, nếu phải ra quyết định loại bỏ một người để tiết kiệm vốn liếng và tiền bạc, bạn sẽ chọn ai và tại sao?

Khi vấn đề này được đưa ra trên mạng xã hội Wechat của Trung Quốc, cư dân mạng đã xôn xao đưa ra các giả thiết cũng như lý do rất thuyết phục. Dưới đây là quan điểm đáng để mọi người cùng tham khảo.

Những người không thể loại bỏ:

1. Đường Tăng

Đây chắc chắn là nhân vật không thể loại bỏ trong nhóm. Nguyên nhân là bởi, ông là người trực tiếp nhận lệnh từ vua Đường (hiếu theo tổ chức hiện nay thì vua Đường chính là người có quyền lực cao nhất trong công ty, cơ quan), được ban cà sa lại được trao bát vàng.

Không có Đường Tăng sẽ không thể hoàn thành nhiệm vụ của tổng giám đốc giao – đó là lấy kinh. Đây là nhân vật chủ chốt nhất trong nhóm, không thể thiếu.

Là người cầm cương, lại nắm trong tay những khả năng buộc các đệ tử phải phục tùng, cống hiến, không có Đường Tăng, việc lấy kinh không thành.

2. Tôn Ngộ Không

Nhân vật này pháp lực cao cường, tinh thông kỹ thuật, nghiệp vụ, có thể coi là đội trưởng trong nhóm. Gặp bất cứ khó khăn gì cũng ra mặt giải quyết, bảo giá hộ thuyền, đảm bảo an toàn tính mạng cho sư phụ, giúp việc lấy kinh trở nên thuận buồm xuôi gió.

Không chỉ có vậy, Tôn Ngộ Không còn có quan hệ tốt với cả hai giới Thần – Quỷ, nên khi đối đầu, ai cũng nhường vài phần. Mặc dù có “tiền án” đại náo thiên cung song sau khi phản tỉnh và tu luyện dưới núi Ngũ Chỉ, Tôn Ngộ Không đã cải thiện rất nhiều về tính cách cũng như lối sống với người xung quanh.

Trên con đường tạo dựng sự nghiệp, mặc dù không ít lần bị thầy khiển trách mà giận dỗi nhưng cuối cùng, Tôn Ngộ Không vẫn trở về bên sư phụ, cùng vượt qua các cửa ải khó khăn.

Tôn Ngộ Không là nhân tố cốt lõi của một tổ chức, không thể thiếu.

Tục ngữ nói: “Nhân phi thánh hiền, thục năng vô quá”, muốn làm nên nghiệp lớn, Đường Tăng cần có con mắt nhìn xa trông rộng, nâng lên – đặt xuống chỉ cách nhau một suy nghĩ.

Người có năng lực khẳng định là người có cá tính, quan sát xem lãnh đạo sẽ dùng mình như thế nào, phát huy sở trường, tránh sở đoản, để sở trường được phát huy đến mức tối đa.

Vì thế, Đường Tăng không thể bỏ Tôn Ngộ Không.

3. Trư Bát Giới

Trư Bát Giới vốn là Thiên Bồng nguyên soái, vì háo sắc mà hủy hoại tiền đồ. Nhân vật này từng làm đến nguyên soái, khẳng định có điểm hơn người, có sức hấp dẫn cũng như năng lực giao tiếp tốt.

Không chỉ vậy, tính cách của Trư Bát Giới phóng khoáng, đầy sức sống, biết cách làm phụ nữ hài lòng, bị Tôn Ngộ Không bắt nạt hết lần này đến lần khác, thường xuyên gánh họa nhưng vẫn vui vẻ trước những phê bình, tâm thái rất tốt, vẫn có thể làm việc bình thường.

Có thể thấy, trong bất cứ một đơn vị nào, nhân vật này chính là chất bôi trơn, giữ hòa khí giữa các thành viên trong nhóm và duy trì tinh thần lạc quan cho cả đội.

Trư Bát Giới tưởng như chỉ “dày ăn mỏng làm” nhưng nhân vật này có sở trường mà người khác không có, đó là chất bôi trơn cho một doanh nghiệp, một đơn vị, là nhân tố khiến tổ chức luôn vui vẻ, tràn đầy nhiệt huyết, hào hứng.

Thiết nghĩ, trong một nhóm, nếu không có người vui vẻ như Trư Bát Giới, không khí làm việc lúc nào cũng nặng nề, thiếu niềm vui và sức sống, liệu nhóm đó có tạo ra hiệu quả tốt nhất?

Không khí làm việc thoải mái, hào hứng mới có thể đem lại hiệu quả, thế nên, Trư Bát Giới là nhân vật không thể bị loại bỏ.

4. Ngựa Bạch Long

Đây là tọa giá của Đường Tăng, là tượng trưng của địa vị và thân phận trong xã hội.

Ngày nay, bất cứ một vị lãnh đạo cấp cao nào trong doanh nghiệp khi đo công tác, làm việc, tiếp khách không lái xe sang? Không thể bảo anh ta bắt xe buýt hay taxi mà đi được.

Đồng thời, đối với Đường Tăng, ngựa Bạch Mã cũng giúp ông nâng cao hiệu suất làm việc, giám tiếp tiết kiệm vốn. Vì vậy, chú ngựa này cũng không thể bị loại bỏ.

Ngựa Bạch Long trung thành với chủ, là tượng trưng cho địa vị và thân phận trong xã hội của chủ nhân, không thể không có.

Nhân vật bị loại bỏ nên là Sa Tăng

Sa Tăng là đại diện cho nhóm nhân viên mẫn cán, làm việc chăm chỉ trong một nhóm, đội nhưng hàm lượng kỹ thuật không cao và khả năng bị thay thế luôn là cao nhất.

Để tiết kiệm vốn liếng và tiền bạc, người đứng đầu nhóm hoàn toàn có thể cắt công việc của Sa Tăng, chuyển sang cho những nhân viên khác và cho nhân vật này nghỉ.

Trước khi chiêu nạp Sa hòa thượng, những việc vặt vãnh đều do Ngộ Không và Chư Bát Giới đảm đương.

Trong đội ngũ 5 thành viên của Đường Tăng, Sa hòa thượng là người có khả năng bị thay thế cao nhất. Ảnh trích từ phim.

Trong xã hội hiện nay, chỉ vùi đầu vào công việc, làm thật chăm chỉ mà thiếu những kỹ năng khác là chưa ổn.

Bất luận là quản lý hay nhân viên thông thường, muốn có chỗ đứng, muốn không bị đào thải dễ dàng, cần có một kỹ năng sở trường, nâng cao khả năng cạnh tranh mạnh nhất của bản thân để trở thành người không thể thay thế.

Con người hiện nay hơn người khác ở việc học, thắng người khác ở sự thay đổi. Nhân sinh giống như việc chúng ta chèo thuyền ngược dòng vậy, không nỗ lực tiến lên sẽ bị sóng nước đẩy lùi lại đằng sau.

Chỉ có không ngừng tiếp nạp kiến thức mới, chúng ta mới có thể xông pha một cách vững chắc về phía trước.

Theo trí thức trẻ

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không