Kiến thức Đào tạo ‘Nhưng với bất kỳ ai khẳng định mình làm việc 18 giờ...

‘Nhưng với bất kỳ ai khẳng định mình làm việc 18 giờ mỗi ngày, chắc chắn họ đang nói dối hoặc quá ngớ ngẩn’

17
Nếu sau 10 giờ mà bạn không hoàn thành công việc, nghĩa là bạn đang tự tạo thêm việc cho mình.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

“Nhưng với bất kỳ ai khẳng định mình làm việc 18 giờ mỗi ngày, chắc chắn họ đang nói dối hoặc quá ngớ ngẩn”, đây là nhận định của tác giả Geoffrey James thuộc trang tin tức INC.

Trước hết ta hãy nói về sự dối trá.

Thật ra những người khẳng định giờ làm việc của mình dài lại thường là những người rất giỏi trốn việc. Họ nấp sau tấm màn là sự bận rộn như một cái cớ để bào chữa cho việc quá deadline và không hoàn thành các nhiệm vụ được giao một cách trọn vẹn.

Và cũng có những người – thực ra là rất nhiều – tự lừa dối mình về khoảng thời gian họ thực sự làm việc khi ngồi trong văn phòng.

Ngày nay với các không gian làm việc mở, việc tiếp xúc, nói chuyện phiếm và những cuộc họp tầm phào ngày càng nở rộ, và những hoạt động có vẻ giống “làm việc” đó thực ra chỉ là một hình thức giải trí mà thôi.

Có lẽ nhiều người mất kha khá thời gian ở công sở, nhưng thời lượng họ dành cho công việc thực sự không nhiều. Trên thực tế, và có thể bạn đã biết, khi làm việc ở nhà bạn có thể làm việc nhiều gấp đôi trong khoảng thời gian ngắn hơn.

Và điều đó mang chúng ta đến với sự ngớ ngẩn.

Người ta cứ nghĩ rằng nếu bạn làm việc lâu hơn, thì sẽ làm được nhiều việc hơn. Nói cách khác, mọi thứ đều như nhau. Nếu như bạn làm việc 40 giờ/tuần, bạn sẽ làm được gấp 2 lần so với khi làm việc 20 giờ/tuần.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy một khi bạn đã đạt mức làm việc từ 40 đến 49 giờ/tuần, nếu bạn làm việc thêm sẽ chỉ mang lại lợi ích thụt lùi. Và sau 49 giờ, bạn càng làm việc thì càng trở nên thiếu hiệu quả.

Trên thực tế, một khi bạn đạt ngưỡng 53 giờ/tuần, bạn sẽ chỉ làm được một nửa số lượng công việc nhưng lại tốn thời gian gấp đôi.

Một trong những lý do phổ biến nhất khiến nhiều công ty khởi nghiệp thất bại là bởi những nhân viên ở đó quá mệt mỏi nên không thể phân biệt được cái gì là quan trọng và cái gì là phù phiếm. Họ mắc những lỗi lầm mà một người được nghỉ ngơi đàng hoàng có thể dễ dàng tránh được.

Với các lập trình viên nếu làm việc quá lâu, họ sẽ bắt đầu viết những đoạn code chứa đầy lỗi, và nếu họ debug một chương trình, họ sẽ tạo ra nhiều vấn đề hơn thay vì phải giải quyết vấn đề.

Những người “làm việc đến kiệt sức” như vậy thật là ngớ ngẩn, và cả những ông Sếp khuyến khích tinh thần ấy cũng vậy. Họ không nhận ra được rằng họ thành công không phải nhờ kéo dài giờ làm việc, mà là ngược lại.

Bạn sẽ đặt câu hỏi, “nếu tôi làm việc cho một tổ chức mà tinh thần làm việc chăm chỉ luôn được đề cao thì sao?” Hãy bình tĩnh. Khi đó bạn sẽ phải học cách “trốn việc” để không tự làm mình kiệt sức. Điều đó, tất nhiên, lại là một hình thức dối trá khác nhưng dù sao cũng hết sức chính đáng.

Theo trí thức trẻ

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không