Kiến thức Tài chính kế toán Trích lập dự phòng, công ty chứng khoán còn nhiều băn khoăn

Trích lập dự phòng, công ty chứng khoán còn nhiều băn khoăn

458
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamCách đây 1 năm, nhiều thành viên thị trường, đặc biệt là các Công ty Chứng khoán đã kiến nghị Bộ Tài chính ban hành văn bản hướng dẫn trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán chưa niêm yết (OTC), nhưng đến nay vẫn chưa có tín hiệu khả quan cho thấy văn bản này sắp được ban hành.Trong khi chờ hướng dẫn cụ thể, các Công ty chứng khoán đã phải vận dụng tối đa các quy định có liên quan để trích lập dự phòng.ĐTCK ghi nhận ý kiến của một số Công ty chứng khoán.

Bà Nguyễn Thị Thanh Hà, Giám đốc Tài chính, Công ty chứng khoán Sài Gòn

Hiện nay chưa có văn bản nào hướng dẫn trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán OTC. Thông tư 228/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 7/12/2009 hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp tại DN, có hướng dẫn về việc lập dự phòng giảm giá chứng khoán, nhưng lại có nội dung, “đối với Công ty chứng khoán, việc trích lập thực hiện theo quy định riêng…”.
Chưa có quy định cụ thể, nhưng để đảm bảo nguyên tắc cẩn trọng, SSI hiện vẫn trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán OTC tại thời điểm cuối các quý, số liệu được phản ánh đầy đủ trên báo cáo tài chính quý, bán niên và cả năm. Trên cơ sở chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán hiện hành, việc trích lập tại SSI được thực hiện theo các cách thức: trích lập theo giá giao dịch bình quân thực tế đối với cổ phiếu giao dịch trên thị trường UPCoM; trích lập theo giá trung bình trên cơ sở giá giao dịch được cung cấp tối thiểu bởi 3 Công ty chứng khoán tại thời điểm báo cáo đối với các cổ phiếu chưa đăng ký giao dịch trên UPCoM; trích lập theo giá trị sổ sách của tổ chức phát hành đối với các chứng khoán không có giá tham khảo từ các nguồn trên.
SSI nhận thấy, việc trích lập như trên là tương đối hợp lý, đảm bảo mức độ cẩn trọng cần thiết trong hạch toán kế toán để phản ánh đúng tình hình tài chính của Công ty. Khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp, Công ty loại ra toàn bộ phần chi phí trích lập dự phòng và ghi nhận việc nộp trước thuế vào tài khoản tài sản thuế hoãn lại.
Để có cơ sở rõ ràng phục vụ cho trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán OTC, SSI đã từng gửi công văn đề nghị Bộ Tài chính hướng dẫn. Bộ trả lời là vấn đề này đang được nghiên cứu, nên chưa có hướng dẫn chi tiết. SSI rất mong Bộ Tài chính trong quá trình xây dựng dự thảo Thông tư hướng dẫn trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán áp dụng cho các Công ty chứng khoán, nên mở rộng phạm vi lấy ý kiến, để Công ty với tư cách là đơn vị tác nghiệp thực tế có cơ hội đóng góp ý kiến, nhằm đảm bảo tính hiệu quả và khả thi của Thông tư khi được ban hành. Trong khi chờ văn bản hướng dẫn này ra đời, để tạo sự thống nhất cho các Công ty chứng khoán trong hạch toán khoản chi phí trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán OTC, đồng thời giảm thiểu rủi ro cho thị trường chứng khoán, nhà đầu tư, nên cho Công ty chứng khoán được trích lập theo Thông tư 228/2009 – hiện chỉ áp dụng đối với các DN không phải là Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ.

Ông Nguyễn Văn Mạnh, Giám đốc Chi nhánh Hà Nội, Công ty chứng khoán Kim Eng

Cơ quan quản lý luôn khuyến khích các Công ty chứng khoán áp dụng nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn tài chính trong hoạt động, đồng thời phản ánh trung thực kết quả kinh doanh nhằm đảm bảo quyền lợi cho cổ đông, nhà đầu tư. Thế nhưng, việc cơ quan quản lý chậm ban hành văn bản hướng dẫn trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán OTC đang khiến các Công ty chứng khoán gặp khó khăn khi nỗ lực tự làm minh bạch mình.
Tuy chưa có quy định cụ thể về trích lập dự phòng, nhưng nhiều Công ty chứng khoán đã vận dụng các quy định liên quan để trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán. Vấn đề Công ty chứng khoán lo ngại là liệu cách trích lập này có hợp lý, có được cơ quan thuế chấp nhận? Do chưa có hướng dẫn cụ thể về cách trích lập, nên mỗi Công ty chứng khoán có cách làm khác nhau, thậm chí có Công ty chứng khoán không trích lập. Bởi vậy, khó tránh khỏi tình trạng phản ánh thiếu xác thực, minh bạch lợi nhuận của các Công ty chứng khoán. Điều này trong nhiều trường hợp sẽ khiến cổ đông, nhà đầu tư đối mặt với rủi ro.
Giám đốc tài chính một Công ty chứng khoán tại Hà Nội
Tuy chưa có hướng dẫn cụ thể về trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán OTC, nhưng Công ty vẫn cố gắng vận dụng tối đa các quy định hiện có, nhất là Thông tư 228/2009 để trích lập theo quý, bán niên và cả năm. Theo đó, đối với những cổ phiếu có thông tin giao dịch rõ ràng, xác thực, Công ty trích lập theo giá trung bình trên cơ sở giá giao dịch được 3 Công ty chứng khoán cung cấp tại thời điểm báo cáo. Đối với những cổ phiếu không xác định được giá, Công ty không trích lập để tránh phiền toái trong quá trình quyết toán thuế, mặc dù biết làm như vậy hoặc là Công ty có lợi hoặc bất lợi, tuỳ thuộc vào kết quả kinh doanh cổ phiếu OTC lãi hay lỗ.

Theo ĐTCK

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không