Kiến thức Con người Kiến thức phải là thứ thật đơn giản, đừng cố phức tạp...

Kiến thức phải là thứ thật đơn giản, đừng cố phức tạp hóa mọi vấn đề

9
Dave Barry, cây bút hài nổi tiếng từng ví dụ về dạng văn phức tạp được dùng trong ngành xã hội học: “Những quan trắc thống kê về hành vi sơ khởi của những người vị thành niên đã cho thấy rằng có một quan hệ hữu cơ giữa hành động rơi xuống nền đất cứng với hoạt động phối hợp giữa tuyến lệ và thanh quản, gọi là hành vi khóc ….”

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Chúng tôi xin giới thiệu loạt bài viết “Phức tạp tột cùng” của chuyên gia tư vấn và đào tạo bán hàng Đỗ Xuân Tùng. Mời độc giả đón đọc.

Phức tạp hoá vấn đề là khi chúng ta không chịu nhìn vấn đề giống như nó vốn thế mà khoác lên nó một màu sắc bí ẩn, uyên bác tới mức khó có thể giải thích cho chu đáo và hết nhẽ.

Từ chuyện châm ngôn đạo Phật

Một lần, tôi đưa lên trang chủ của mình một bức ảnh kèm một câu châm ngôn của đạo Phật. Ngay sau đó, một anh bạn yêu thích đạo Phật lâu năm vào chat với tôi và nói câu tôi trích dẫn không đúng.

Khi tôi hỏi lại là sai ở chỗ nào và như thế nào là đúng thì anh gửi cho tôi một đoạn kinh Phật rất dài và nhiều uyển ngữ, thậm chí còn nguyên cả một số từ tiếng Phạn phức tạp.

Tôi nói mình chưa hiểu sâu tới mức ấy và muốn anh giải thích ngắn gọn hơn, thế là anh lại mất công copy cho tôi đoạn khác, và cứ hết một đoạn anh lại hỏi tôi: “Hiểu không?”. Tôi bảo vẫn chưa hiểu, vì cái đoạn anh gửi dài cả 5 trang như thế mà lại trừu tượng vậy thì ý của nó có thể tóm lược lại thành đơn giản được không? Và thế là anh lại giải thích tiếp, vẫn bằng một đoạn kinh văn khác, của một môn phái khác, của một thầy khác và thuật ngữ chồng lên thuật ngữ.

Cuối cùng sau 1h đồng hồ hì hục tìm và copy kinh văn trong đủ loại kinh chính thống cũng như không chính thống, anh cũng đành bó tay với sự “ngu” lâu của tôi. Anh đành kết thúc bằng câu hỏi đầy day dứt về lương tâm: “Biết nói làm sao để cho Tùng hiểu nhỉ?”

Tới giờ tôi vẫn chưa thực sự hiểu anh ấy định giải thích cái gì cho mình rõ. Ý duy nhất mà tôi nhớ về cuộc nói chuyện đó là: Anh ấy hiểu vấn đề và muốn tôi hiểu vấn đề giống như anh ấy, nhưng giải thích thì nó phức tạp nên tôi phải cố mà tự hiểu!

Đến chuyện tại các chủ doanh nghiệp

Chuyện tưởng đùa nhưng thực ra vẫn đang hàng ngày xảy ra quanh chúng ta. Có một dạo tôi không dám nhận tư vấn doanh nghiệp vì gặp phải mấy ca mà các anh/chị ấy dù doanh nghiệp đi xuống nhưng khi tôi hỏi thông tin để hỗ trợ thì cứ từ câu trả lời này vòng sang câu trả lời khác.

Tôi cố gắng neo họ lại trong các con số, thì họ không có hoặc thiếu hụt hoặc lệch. Đáng lẽ nói thẳng là hiện tượng như vậy thì họ lại quay sang giải thích rất phức tạp, rằng tại sao họ không dùng số và rằng vấn đề này nó phức tạp hơn mức mà tôi có thể hình dung ra, rằng cái này là đặc thù nghề nghiệp.

Bị truy vấn, dồn cho tới cùng thì họ phát bực lên, rồi cho rằng tôi không thông cảm với họ, cứ đi yêu cầu linh tinh, trong khi thực tế tôi chỉ mong họ cho tôi sự lý giải xem cái gì đang diễn ra hoặc giả không lý giải được thì làm ơn cho tôi các số liệu để tôi tự lý giải.

Nhiều người cho rằng phải phức tạp khó hiểu thì nó mới là kiến thức, nó mới thực sự đi vào cốt tử của vấn đề. Tôi ước sao họ một lần nghe giảng của các Giáo sư trong các chương trình như Total Teaching Company (TTC) bao gồm toàn mấy ông “già đầu hói trán” tới từ các đại học danh giá như Princeton, Havard, MIT… Các thầy ấy vẫn đề cập thuật ngữ, vẫn nói về các chủ đề phức tạp, nhưng lại theo cách đơn giản để ai cũng hiểu.

Câu hỏi đặt ra là tại sao chúng ta thường ưa thích sự phức tạp?

Theo tôi, do mấy nguyên nhân sau:

1. Chúng ta muốn mình học được điều gì quý báu, cao cấp và hiển nhiên chúng ta mặc định là cứ quý thì không thể đơn giản được. Nên ngược lại, nó càng phức tạp chứng tỏ nó càng cao cấp uyên thâm.

Câu mẫu dạng tâm lý này: “Môn này được chia thành 2 phái chính, trong từng phái thì có 4 cách tiếp cận, phù hợp với căn cơ của từng người, trong từng cách tiếp cận thì chúng ta cần phải nhớ có 8 kiểu nhân tố gây ảnh hưởng tới các cách tiếp cận, đi sâu hơn nữa, thì…”

2. Chúng ta thường muốn kiến thức của mình giúp mình toả sáng và cho người khác biết mình là ai. Do vậy, nó càng phức tạp, thì ngầm định, nó càng chứng tỏ chúng ta càng có bộ óc cỡ nào!

Sau khi đã trở thành Đại chiến binh, đại sư phụ, được cấp đai đẳng cao nhất của hầu hết các môn phái cả cương và nhu tại Nhật Bản, được Nhật Hoàng phong chức “Người giỏi võ nhất Nhật Bản”, ngài Morihei Ueyshiba trong một lần rửa mặt ở suối đã giác ngộ, quán thông mọi sự và rũ bỏ mọi hình thức kỹ thuật tiểu tiết để chỉ còn tư duy hình thành nên môn Aikido sau này.

Trong hồi ký của mình, các điệp viên nổi tiếng như ông Putin hay ông Trần Long Ẩn đều từng nói họ phải cố gắng biến mọi việc thành ra tự nhiên chứ lúc nào cũng căng lên, coi mình là điệp viên nghiêm trọng như trong phim thì chắc chết sớm vì lo lắng chứ không chờ tới khi kẻ địch ra tay.

Cuộc sống hình như đã có quá nhiều mệt mỏi, chúng ta có lẽ cũng nên như họ chăng?

Theo Nhịp sống kinh tế

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không