Kiến thức Đào tạo Nếu không muốn mất nghề, nhân viên kế toán – kiểm toán...

Nếu không muốn mất nghề, nhân viên kế toán – kiểm toán nên tìm hiểu ngay về blockchain kẻo muộn

17
Mặc dù công nghệ blockchain có thể làm thay đổi ngoạn mục ngành kế toán, trong một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi Thomson Reuters và Chartered Institute of Management Accoutants, chỉ có 4% người được hỏi nhận định blockchain là một “kẻ gây rối” sẽ làm náo loạn ngành nghề của họ trong vòng 25 năm tới.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Không ngày nào trôi qua mà chúng ta không đọc được tin tức gì đó về blockchain – công nghệ đứng đằng sau đồng tiền số “nóng” nhất hiện nay. Người ta nói về việc Barclays đã đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu blockchain thế nào hay công nghệ này đang được công ty vận tải biển lớn nhất thế giới Maersk sử dụng ra sao.

Trong ngành kế toán, công nghệ blockchain ít được nhắc đến hơn, nhưng nó thực sự chứa đựng một tầm ảnh hưởng lớn. Blockchain chắc chắn không phải là một xu hướng công nghệ mà các nhà kế toán có thể ngó lơ trong lâu dài.

Được định nghĩa là một sổ cái mở và phân quyền, công nghệ blockchain có khả năng ghi chép lại và xác minh các giao dịch mà không cần tín nhiệm cho một cơ quan trung gian nào. Bản thân công nghệ này tồn tại như một file lưu trữ rất nhiều các giao dịch được ghi chép lại gọi là khối (block). Mỗi khối chứa một dấu thời gian (timestamp) và một dãy số dẫn tới khối trước đó hay còn gọi là “dấu vân tay”. Blockchain được thiết kế vô hiệu hóa với việc sửa đổi dữ liệu và không thể hồi tố.

Sau đây là một vài ứng dụng của công nghệ blockchain trong ngành kế toán – kiểm toán:

Bằng chứng kiểm toán có thể theo dõi;

Quá trình kiểm toán tự động;

Xác thực giao dịch;

Theo dõi quyền sở hữu tài sản;

Hợp đồng thông minh;

Hệ thống đăng ký và kiểm kê đối với mọi tài sản nào, từ nguyên liệu đến sở hữu trí tuệ

Trong khi nhiều người vẫn còn đang nghĩ rằng họ chẳng liên quan đến tiền số và công nghệ blockchain thì sức ảnh hưởng tiềm năng của chúng thực sự lớn hơn nhiều. Từ hồ sơ khám bệnh đến quản trị định danh và thương mại toàn cầu, công nghệ blockchain đóng vai trò như một sổ cái không thể thiếu – trung tâm của sự thật.

Tiềm năng của blockchain nằm trong khả năng tạo ra một sổ kế toán ghi lại mọi giao dịch, trong đó tất cả những người tham gia có một bản sao giống hệt nhau, có thể truy cập và xem trong thời gian thực. Thay vì các công ty tự lưu trữ và quản lý hồ sơ dữ liệu độc lập, blockchain sẽ tự động ghi lại đồng thời thông tin giao dịch của cả hai bên trong một cuốn sổ cái công khai. Bằng khả năng ghi chép lại các giao dịch theo thời gian thực, blockchain đang sẵn sàng kết thúc các phương pháp kế toán truyền thống bao gồm lập hóa đơn, cung cấp tài liệu, xây dựng hợp đồng, ghi chép thanh toán đối với các doanh nghiệp lớn và nhỏ.

“Trong tương lai, hầu hết mọi chức năng trên trong ngành dịch vụ tài chính trên thế giới sẽ bị thay thế, phân tán và phân quyền”, Ron Quaranta – chủ tịch Liên minh Blockchain Wall Street nói trong buổi bàn tròn giữa các giám đốc được tổ chức tại Viện CPAs Mỹ hồi tháng 2 vừa qua. “Trước đây, Internet đã từng trao cho chúng ta một cách thức mạnh mẽ để chia sẻ và truy cập thông tin. Hiện nay, blockchain trao cho chúng ta một cách thức mạnh mẽ để chia sẻ và truy cập giá trị”.

Blockchain sẽ làm thay đổi ngành kế toán – kiểm toán như thế nào?

Giống như hầu hết các sáng kiến công nghệ, blockchain trong kế toán và kiểm toán làm giảm phần lớn khả năng xảy ra sai sót khi đối chiếu các thông tin phức tạp và khác biệt từ nhiều nguồn khác nhau. Hơn nữa, hồ sơ kế toán sẽ không thể sửa chữa, thay đổi một khi đã được lưu vào blockchain, ngay cả khi chủ sở hữu hệ thống kế toán yêu cầu. Bởi trên nền tảng blockchain, mọi giao dịch hàng ngày được ghi chép lại và xác thực, do đó tính vẹn toàn của các hồ sơ tài chính được đảm bảo. Bên cạnh những khả năng ấn tượng kể trên, công nghệ này còn có khả năng làm giảm hoặc thậm chí loại bỏ nhu cầu kiểm toán tài nguyên và cũng như nghề kiểm toán nói chung.

Ông Quaranta nhận định: “Công nghệ blockchain đã bắt kịp ước muốn được giao dịch mà không cần ủy thác cho bên thứ ba hoặc trung gian giao dịch”.

Mặc dù blockchain có thể thay đổi ngoạn mục ngành kế toán, tuy nhiên trong một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi Thomson Reuters và Chartered Institute of Management Accoutants, chỉ có 4% người được hỏi nhận định blockchain là một “kẻ gây rối” sẽ làm náo loạn ngành nghề của họ trong vòng 25 năm tới. Không chỉ như máy học (machine learning – hệ thống “học” tự động từ kho dữ liệu để giải quyết những vấn đề cụ thể), blockchain được cho là sẽ mang đến tác động lớn hơn nhiều mà con người chỉ có thể cảm nhận được trong vài năm tới. Liệu chúng ta có cần đến kế toán, kiểm toán viên trong tương lai không?

Trong khi ngành kế toán – kiểm toán vẫn chưa kịp cảm nhận nỗi đau mà blockchain gây ra, không quá sớm để chúng ta nghiên cứu về công nghệ này và từ đó xây dựng cho mình chiến lược hợp lý. Trong bối cảnh công nghệ phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay, cởi mở và chủ động tiếp cận nguồn thông tin mới là cách duy nhất để thành công.

Theo Trí Thức Trẻ

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không