Kiến thức Tài chính kế toán Thông tin tín dụng và sự lành mạnh của thị trường tài...

Thông tin tín dụng và sự lành mạnh của thị trường tài chính

596

Sự ra đời của Nghị định 10 về hoạt động thông tin tín dụng trong khi Việt Nam đã có Trung tâm thông tin tín dụng (CIC), thuộc Ngân hàng Nhà nước (NHNN), hoạt động từ 15 năm qua, thể hiện một cách mạnh mẽ nổ lực củng cố và vun đắp cho hạ tầng cơ sở của thị trường tài chính được lành mạnh của Chính phủ Việt Nam. Lợi thế của người đi sau, của các nước có nền kinh tế chuyển đổi hoặc mới nổi: Rút kinh nghiệm những sai lầm của các nước đi trước và có thễ học hỏi, áp dụng những mô hình đã được kiểm nghiệm.

Nhà điều hành dẫn dắt thị trường

Hầu hết các nước có nền kinh tế và thị trường tài chính phát triển thì hoạt động thông tin tín dụng đều do tư nhân đảm nhận; thật vậy, chính phủ sở hữu hoàn toàn chỉ chiếm 1% và sở hữu một phần chiếm 4% (Doing Business, 2009); và bài học được rút ra là không để cho thị trường thông tin tín dụng “manh múng” nhưng cũng không được để cho nó trở thành “độc quyền”, và thị trường thông tin tín dụng cần có nhà điều hành thông tin tín dụng kinh nghiệm dẫn dắt. Các nước không giới hạn số lượng công ty thông tin tín dụng tham gia thị trường, không quy định số lượng ngân hàng là thành viên cung cấp dữ liệu là điều kiện đủ cho một công ty thông tin tín dụng (tư nhân) hoạt động, và cũng không hạn chế việc mua thông tin tín dụng đối với các tổ chức tín dụng.

Ở Mỹ, sau 40 năm thì hàng trăm công ty thông tin tín dụng giờ chỉ còn ba Công ty: Equifax, Experian và TransUnion, và đây cũng là ba công ty lớn nhất thế giới về thông tin tín dụng; hoặc như Thái Lan, sau khoảng 10 năm với sự cạnh tranh công bằng thì giờ đây thị trường sàn lọc lại chỉ còn mỗi Công ty thông tin tín dụng TransUnion (National Credit Bureau Co Ltd. – NCB); v.v. Sự “tập trung” của thị trường và thị trường cần có nhà điều hành kinh nghiệm dẫn dắt là kết quả của sự cạnh tranh công bằng và chọn lọc tự nhiên.

Mục tiêu của hoạt động thông tin tín dụng

Chính phủ luôn mong muốn thị trường hoạt động hiệu quả và các khung pháp lý luôn nhằm thỏa mãn mong muốn này. Mục tiêu của hoạt động thông tin tín dụng mà Chính phủ đặt ra theo Nghị định 10/2010/NĐ-CP, Thủ tướng Chính phủ ký ngày 12 tháng 2 năm 2010 và sẽ có hiệu lực từ ngày 15 tháng 4 năm 2010 (Nghị định 10):

– Chia sẻ thông tin giữa các tổ chức cấp tín dụng nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng, góp phần đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng;

– Hỗ trợ tổ chức cấp tín dụng mở rộng và phát triển hoạt động tín dụng;

– Hỗ trợ khách hàng vay trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các tổ chức cấp tín dụng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamNhưng cũng theo Nghị định 10, thì việc tham gia cung cấp dữ liệu của ngân hàng thương mại và cung cấp thông tin của công ty thông tin tín dụng được quy định như sau:

– Thành viên cung cấp dữ liệu: Theo Khoản 5, Điều 7 của nghị định thì một trong bảy “điều kiện đủ” để một công ty thông tin tín dụng được NHNN cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thông tin tín dụng là “Có tối thiểu 20 ngân hàng thương mại cam kết cung cấp thông tin tín dụng và các ngân hàng này không cam kết với công ty thông tin tín dụng khác”;

– Cung cấp sản phẩm thông tin tín dụng: Theo Khoản 1, Điều 14 thì công ty thông tin tín dụng cung cấp sản phẩm thông tin tín dụng cho “Tổ chức cấp tín dụng có cung cấp thông tin cho công ty thông tin tín dụng để xem xét cấp tín dụng cho khách hàng vay, kiểm soát các khoản tín dụng, thu hồi nợ và mục đích khác được pháp luật cho phép”; và theo bản thuyết trình thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định 10 cũng giải thích rõ ràng ở mục 4, chương III: “Đối tượng sử dụng sản phẩm thông tin tín dụng là chỉ có những tổ chức cấp tín dụng có cung cấp thông tin cho công ty thông tin tín dụng mới được cung cấp sản phẩm thông tin”.

Vậy tóm lại là một ngân hàng chỉ được tham gia cung cấp dữ liệu cho một công ty thông tin tín dụng và cũng chỉ được mua thông tin từ công ty đó mà thôi!

Viễn cảnh thị trường thông tin tín dụng

Thị trường thông tin tín dụng có nguy cơ bị manh múng, kém hiệu quả và có thể trở nên độc quyền bởi vì:

Thứ nhất, nếu công ty thông tin tín dụng có thể mua thông tin từ công ty thông tin tín dụng bạn để bù vào thông tin còn thiếu của mình để cung cấp cho ngân hàng thành viên, tạm thời có thể coi như thị trường chưa bị manh múng, nhưng công ty thông tin tín dụng và ngân hàng phải mất thêm thời gian và tốn thêm chi phí.

Thứ hai, nếu công ty thông tin tín dụng không mua được thông tin của công ty thông tin tín dụng bạn trong khi ngân hàng không được phép mua thông tin của công ty thông tin tín dụng bạn (vì không phải là thành viên), ngân hàng sẽ thiếu thiếu thông tin hoặc nhận thông tin kém chất lượng. Và hệ quả là thị trường thông tin tín dụng manh múng, kém hiệu quả, ngân hàng gặp rủi ro hoặc để an toàn thì đành từ chối cho khách hàng vay.

Thứ ba, các ngân hàng còn đứng trước một tình huống thú vị: bị buộc phải tham gia là thành viên với một công ty thông tin tín dụng, bởi vì ngân hàng không thể vô tư đứng ngoài để chọn mua sản phẩm thông tin khi mà họ “chỉ có thể mua” sản phẩm thông tin nếu là “thành viên” của một công ty thông tin tín dụng.

Thứ tư, với số lượng ngân hàng thương mại hiện tại chỉ đủ cho hai công ty thông tin tín dụng ra đời. Và nếu một công ty đã có hơn 20 ngân hàng thương mại cam kết cung cấp dữ liệu và trong số này có đủ các ngân hàng dẫn dắt thị trường Việt Nam thì coi như cơ hội gia nhập thị trường cho công ty thứ hai cực thấp, mà không phải do lực cản của thị trường.

Điều này sẽ vô hình trung tạo ra “độc quyền”, ảnh hưởng đến định hướng kinh tế thị trường và cạnh tranh công bằng để thị trường chọn lọc tự nhiên mà các thành phần kinh tế luôn mong mỏi. Và sự thiệt hại không chỉ đối với ngành ngân hàng mà còn đối với thị trường tài chính.

Trước nguy cơ thị trường thông tin tín dụng manh mún, kém hiệu quả và trở nên độc quyền, vấn đề đặt ra ở đây: Khung pháp lý sẽ để cho thị trường tự tương tác nhằm đem lại hiệu quả cao nhất?

Theo Saga

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không