Kiến thức Tài chính kế toán Công bố thông tư điều hành thị trường chứng khoán

Công bố thông tư điều hành thị trường chứng khoán

50

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamThông tư 74/2011/TT-BTC cấm đưa lên sàn cùng lúc 2 lệnh trái chiều (mua và bán) của cùng một nhà đầu tư trong một phiên giao dịch.

Hai lệnh trái chiều (trực tuyến) mà nhà đầu tư đặt phải có một lệnh đặt trước, một lệnh đặt sau dù chỉ cách nhau một vài giây.

Do đó công ty chứng khoán hoàn toàn có thể chủ động ghi nhận cả 2 lệnh này để xử lý phù hợp với quy định của Thông tư 74. Cụ thể cách xử lý tối ưu như sau:

– Chuyển lên sàn (hoặc chờ chuyển nếu đặt lệnh trước giờ giao dịch) lệnh thứ 1 của khách hàng

– Lấy tình trạng khớp lệnh hoàn toàn của Lệnh 1 trong phiên giao dịch làm điều kiện để tự động chuyển lên sàn Lệnh 2 của khách hàng.
+ Nếu hết phiên giao dịch mà Lệnh 1 không khớp hoặc chỉ khớp 1 phần thì Lệnh 2 tự động hết hiệu lực
+ Nếu Lệnh 1 được khớp hoàn toàn trong phiên giao dịch thì đọc lên sàn Lệnh 2.

Hiện nay tuyệt đại đa số các công ty chứng khoán, thông qua phần mềm hoặc trang web giao dịch trực tuyến của mình, hành xử với khách hàng như sau:

– Ghi nhận Lệnh đầu tiên khách hàng đặt và xử lý theo quy trình (ngoài giờ thì ghi nhận đến đầu giờ thì chuyển lên sàn, trong giờ giao dịch thì chuyển thẳng lên sàn)

– Nếu khách hàng đặt lệnh thứ 2 cùng mã, trái chiều với Lệnh 1: phần mềm hoặc trang web đưa ra thông báo lỗi (có khi viện dẫn thông tư 74) và từ chối ghi nhận Lệnh 2 của khách hàng.

Như vậy, với vai trò trung gian giữa nhà đầu tư và sở giao dịch, công ty chứng khoán đã xử lý tình huống một cách quan liêu, thiếu thiện chí, thiếu trách nhiệm đồng thời cũng thiếu khôn ngoan. Công ty chứng khoán có thể thiết kế web/phần mềm đủ thông minh để nhận tạm lệnh trái chiều của nhà đầu tư và đọc lên sàn vào thời điểm thích hợp (một vài giây sau khi Lệnh đầu tiên đã khớp hoàn toàn).

Bắt khách hàng theo dõi tình trạng khớp lệnh của Lệnh đầu tiên, để đặt tiếp Lệnh thứ 2 – cách hành xử này làm mất đi phần lớn ý nghĩa của giao dịch trực tuyến. Nhiều nhà đầu tư không có thời gian theo dõi diễn biến giao dịch phiên sau nên mới đặt lệnh trước. Đằng này đã đặt lệnh trước nhưng vẫn phải theo dõi và đặt lệnh lần nữa trong giờ giao dịch thì đặt lệnh trước còn có ý nghĩa gì ?

Hệ thống điện tử nếu đã ghi nhận “lệnh chờ” thì khi điều kiện được đáp ứng, nó chuyển “lệnh chờ” lên sàn gần như ngay lập tức. Còn đặt lệnh thủ công lần 2 ít nhất cũng mất vài ba phút. Như vậy nhà đầu tư đã mất lợi thế về mặt thời gian.

Công ty chứng khoán V. là trường hợp hiếm hoi (có thể là duy nhất) “chịu” ghi nhận và xử lý phù hợp lệnh trái chiều trực tuyến của nhà đầu tư. Như vậy các nhà đầu tư thường xuyên giao dịch trực tuyến tại những công ty chứng khoán “quan liêu” (chiếm tuyệt đại đa số) bỗng dưng bị mất lợi thế so với nhà đầu tư giao dịch trực tuyến tại công ty chứng khoán V. do sự quan liêu của công ty chứng khoán mà họ mở tài khoản.

Sự thiếu khôn ngoan của các công ty chứng khoán “quan liêu” chính là làm giảm cơ hội giao dịch của khách hàng, cũng đồng nghĩa với việc giảm doanh thu môi giới của chính họ. Mặt khác, một khi khách hàng phát hiện ra sự quan liêu ấy, họ có thể tìm đến một công ty chứng khoán khác “thiện chí” hơn.

Theo Saga

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không