Kiến thức Tài chính kế toán Kiểm toán cũng có lúc bó tay

Kiểm toán cũng có lúc bó tay

142
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam
Câu chuyện về những con số sai lệnh sau kiểm toán trên TTCK vẫn luôn được nhắc đi, nhắc lại tại những kỳ công bố báo cáo tài chính khi mà tình trạng này ngày càng trở nên phổ biến hơn.

Khi thông tin là… món quà

Theo công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm nay, danh sách các công ty bị giảm lợi nhuận sau kiểm toán là khá đông và có sự góp mặt từ nhiều ngành nghề kinh doanh, đại điện như các mã APS, IDI, MCG, DPR, SCR, HOT, NNC, HBB…
Đáng chú ý tỷ lệ sai lệnh sau báo cáo kiểm toán tại một số công ty không nhỏ, Công ty cổ phần Thép Việt Ý (VIS), lợi nhuận sau kiểm toán chỉ còn 27,2 tỷ đồng, so với con số báo cáo 110 đồng trước đó giảm khoảng 75%. Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng Hợp 1 Việt Nam (TH1) lợi nhuận sau thuế đạt 21,46 tỷ đồng, giảm 42,25% so với trước kiểm toán.
Bên cạnh đó sau kiểm toán, chênh lệnh lợi nhuận của nhiều công ty lại rơi vào hoàn cảnh ngược lại. Lợi nhuận sau thuế của Công ty thủy điên Thủy điện Thác Bà (TBC) tăng tới 2,73 lần so với trước kiểm toán, Công ty Cổ phần Đông Hải Bến Tre (DHC) lợi nhuận sau thuế tăng 158%, Công ty cổ phần Coma 18 (CIG) lợi nhuận tăng tới 86%…
Ngoài ra, Báo cáo tài chính của nhiều công ty còn nhiều ý kiến loại trừ của kiểm toán viên như PAC, D11, PAN, LCM, PHR, VLF, PDC…
Lo lắng về tình trạng trên, ông Nguyễn Anh Tuấn, nhà đầu tư cho rằng, việc công ty niêm yết chậm công bố Báo cáo tài chính hay có những điều chỉnh về lợi nhuận lại hoặc bị kiểm toán viên đưa ra những ý kiến loại trừ, trong trường hợp khách quan cũng sẽ làm giảm lòng tin của cổ đông và gây ra những rủi ro trong hoạt động đầu tư. Thêm vào đó, không thể loại trừ các yếu tố chủ quan, sẽ có một số doanh nghiệp cố tình chây ỳ nhằm làm đẹp số liệu, giấu lỗ – lãi để phục vụ cho hoạt động giao dịch nội gián…
Ông Nguyễn Thanh Kỳ, Tổng thư ký Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán (VASB), cũng nhận định khi công ty đại chúng sử dụng thông tin như là “món quà” cho một hoặc một nhóm nhỏ các nhà đầu tư thì thị trường không thể không có giao dịch nội gián. Công ty niên yết là người cung cấp chứng khoán và thông tin cho thị trường phải chịu trách nhiệm trước hết về các giao dịch nội gián nếu có.

Kiểm toán cũng có lúc… bó tay

Ngoài những vi phạm của công ty đại chúng có thể nhìn ra được, các chuyên gia trong lĩnh vực kiểm toán cũng cho hay, những năm gần đây nền kinh tế rất khó khăn. Không ít doanh nghiệp niêm yết rơi vào hoàn cảnh doanh thu bán hàng giảm, hàng hóa chậm luân chuyển, trong khi lãi suất ngân hàng lại lên cao, chi phí đầu vào cao… khiến công ty không hoàn thành kế hoạch, thậm chí còn lỗ nặng.
Điều này dẫn đến việc một vài đơn vị có những gian lận để làm đẹp báo cáo tài chính nhằm phục vụ các mục tiêu khác nhau. Vì vậy, mặc dù các công ty kiểm toán đã thực hiện đủ các thủ tục và chuẩn mực, nhưng vẫn không thể phát hiện được hết các gian lận từ phía doanh nghiệp như vậy.
Ngoài ra, một đại diện từ Công ty Ernst & Young Việt Nam cho biết, nền kinh tế vẫn còn nhiều đối tượng kinh doanh không nằm trong quy định bắt buộc phải kiểm toán và điều này đã tạo ra các giới hạn về thông tin cũng như mức độ chính xác của các thông tin.
Các công ty kiểm toán khi kiểm toán các doanh nghiệp niêm yết, trường hợp đặc biệt các doanh nghiệp này có các công ty con, công ty liên kết, liên doanh hay các khoản đầu tư, giao dịch với các đối tượng không thuộc diện bắt buộc kiểm toán thì chất lượng và ý kiến kiểm toán cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, các quy định về lập báo cáo tài chính hiện tại về các bên liên quan vẫn còn theo hướng liệt kê mà chưa chú trọng vào việc xây dựng nguyên tắc xác định đâu là các bên liên quan cũng như yêu cầu cụ thể về thuyết minh các giao dịch với các bên liên quan, tạo điều kiện cho các công ty né tránh hoặc không trình bày đầy đủ về các thông tin này, ảnh hưởng đến chất lượng của Báo cáo tài chính.

Theo Tin nhanh chứng khoán

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không