Thực tế hiện nay cho thấy, việc kiểm soát quá trình sử dụng vốn, tài sản nhà nước chưa chặt chẽ và không đầy đủ, thiếu bao quát và rộng khắp…
Từ khi có Luật Kiểm toán Nhà nước, Kiểm toán nhà nước đã kiến nghị và xử lý tài chính 70.597 tỷ đồng (2006- 2010), bằng 78,36% tổng số kiến nghị xử lý tài chính trong cả 16 năm. Tuy nhiên, con số này còn có thể lớn hơn nếu Luật Kiểm toán nhà nước bao quát hơn trong việc quy định kiểm soát quá trình sử dụng vốn, tài sản nhà nước (nhà nước).
Đây là một trong những vấn đề được đưa ra tại Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Luật Kiểm toán nhà nướcN và đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán nhà nước do Kiểm toán nhà nước tổ chức hôm qua, 28/2.
Thất thoát lớn từ Doanh nghiệp nhà nước nắm giữ tỷ lệ vốn nhỏ
Năm 2009, Kiểm toán nhà nước Việt Nam phối hợn với Kiểm toán nhà nước LB Nga cùng thực hiện kiểm toán Liên doanh Dầu khí Vietsovpetro. Đây là đơn vị liên doanh với số vốn đầu tư của 2 bên tương đối lớn, trong đó phía Việt Nam nắm giữ 49% vốn. Chỉ riêng về kết quả tài chính, kết quả Kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Việt Nam đưa ra và được 2 bên nhất trí thực hiện là tăng nộp cho NSnhà nước Việt Nam 11,9 triệu USD tiền thuế GTGT và các khoản thuế liên quan.
Năm 2009, thực hiện Kiểm toán chuyên đề bù lỗ các mặt hàng dầu giai đoạn 2006- 2008, Kiểm toán nhà nước đã tiến hành Kiểm toán cấp chuyên đề cấp bù lỗ đối với Cty XNK Thanh Lễ là đơn vị không có vốn đầu tư của nhà nước nhưng là Doanh nghiệp đầu mối thực hiện nhiệm vụ nhập khẩu xăng dầu và là đối tượng được cấp bù lỗ từ NSnhà nước. Kết quả Kiểm toán đã kiến nghị giảm cấp bù lỗ từ NSnhà nước 6.590 triệu đồng.
Kết quả Kiểm toán năm 2009 với Báo cáo tài chính năm 2008 của Cy CP FPT (nhà nước chỉ đầu tư 7,5% vốn điều lệ) theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Kiểm toán nhà nước đã chỉ ra những bất cấp trong hệ thống quản trị nội bộ của Doanh nghiệp và hệ thống quản trị tính thuế, kiến nghị tăng thu NSnhà nước 10,7 tỷ đồng, đồng thời kiến nghị UBND TP Đà Nẵng thu hồi hoặc tính tiền thu về sử dụng đất 4.100 m2 đất…
“Vùng tối” pháp lý
Theo ông Nguyễn Hồng Long, Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước chuyên ngành VI, kết quả Kiểm toán từ các đơn vị nhà nước không nắm giữ 50% vốn điều lệ trở lên cũng rất lớn, có gíá trị cao, tuy nhiên theo quy định của luật hiện hành, đối tượng Kiểm toán thuộc lĩnh vực Doanh nghiệp nếu không có yêu cầu của UBTVQH, Chính phủ … thì chỉ gói gọn trong phạm phi các Doanh nghiệpnhà nước (Doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ theo quy định Luật Doanh nghiệp 2005), trong khi thực tế không ít Doanh nghiệp thuộc đối tượng không phải Doanh nghiệpnhà nước nhưng có giá trị tuyệt đối đầu tư vốn nhà nước rất lớn và có đơn vị nhà nước không nắm giữ vốn, nhưng thực hiện dịch vụ có sử dụng nguồn NSnhà nước.
“Thực trạng này cho thấy việc kiểm soát quá trình sử dụng vốn, tài sản nhà nước chưa chặt chẽ và không đầy đủ, thiếu bao quát và rộng khắp…”- ông Long nhận xét.
Theo ông Long, xét về giác độ kinh tế, việc nắm giữ quyền sở hữu trên 50% vốn điều lệ và giữ quyền chi phối không phải là yếu tố quyết định trong thực hiện nhiệm vụ kiểm soát một cách hiệu quả quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại Doanh nghiệp.
Thực tế cho thấy, nếu xét trên giá trị tuyệt đối của giá trị tài sản, tiền vốn mà nhà nước đầu tư cho nhiều Doanh nghiệp “không phải là Doanh nghiệpnhà nước” có thể rất lớn trong khi nhìn dưới góc độ tỷ lệ tương đối về nắm giữ tiền vốn trong các Doanh nghiệp này lại rất nhỏ (Ví dụ nhà nước nắm giữ 238 tỷ đồng vốn cổ phẩn trong khi tỷ lệ góp vốn chỉ chiếm 7,5% vốn điều lệ tại Cty CP FPT; EVN đầu tư góp vốn vào Ngân hàng TMCP An Bình là 32,65% nhưng số vốn góp lên tới 751,3 tỷ đồng; trong khi đó Cty CP xây lắp điện lực vốn nhà nước chiếm 51% chỉ là 10,2 tỷ đồng…).
“Nếu chỉ lấy tiêu chí số tỷ lệ tương đối làm căn cứ để ra quyết định Kiểm toán vốn và tài sản nhà nước là chưa thực sự hợp lý và thỏa đáng. Về mặt luật pháp và chính sách nếu không được điều chỉnh sẽ tạo ra những khoảng trống hay “vùng tối” trong việc nhà nước để mất vai trò khi sử dụng các công cụ công để kiểm tra, giám sát việc khai thác, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại các Doanh nghiệp nói chung…”- ông Long phát biểu.
Đề xuất sửa đổi, bổ sung
Ngoài đề xuất thêm nhiệm vụ Kiểm toán thuế, Kiểm toán nợ công tại Điều 5 Luật Kiểm toán nhà nước hiện hành, nhiều ý kiến cho rằng cần phải xác lập nguyên tắc: Ở đâu có quản lý, sử dụng vốn của nhà nước, ở đó cần có sự kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản, vốn của nhà nước. Công tác kiểm tra, giám sát phải do cơ quan Kiểm toán nhà nước thực hiện và chịu trách nhiệm về việc lựa chọn các đơn vị Kiểm toán thuộc lĩnh vực Doanh nghiệp.
Cũng có ý kiến cho rằng trong trường hợp phải quy định quy mô vốn đầu tư của nhà nước để khoanh vùng phạm vi Kiểm toán, Luật nên quy định cả mức tỷ lệ tương đối (ví dụ như khoảng từ 30%vốn trở lên) và/hoặc quy định cả số tuyệt đối vốn đầu tư của nhà nước vào các Doanh nghiệp (ví dụ 100 tỷ đồng trở lên) nhằm tăng cường hiệu quả kiểm tra, giám sát của nhà nước thông qua hoạt động Kiểm toán nhà nước…
Theo Tin nhanh chứng khoán
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông