Kiến thức Tài chính kế toán Nhà đầu tư phải đối mặt với một loạt rủi ro

Nhà đầu tư phải đối mặt với một loạt rủi ro

250
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam“Thị trường đang theo đuổi các cổ phiếu sẽ “hot” trong thời gian tới và bỏ rơi những công ty tốt lại phía sau.”
Những nhà đầu tư chứng khoán thường gặp phải bốn rủi ro chính sau đây:

Rủi ro 1: Nền kinh tế

Rủi ro lớn nhất, có sức ép mạnh mẽ nhất trong việc đầu tư vào thị trường chứng khoán chính là sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế. Nó có thể rất tốt, nhưng nó cũng có thể đi xuống nhanh chóng. Một tập hợp những yếu tố không tốt của nền kinh tế có thể dẫn tới những chỉ số của thị trường bị tụt giảm mạnh, ví dụ như thời điểm sau ngày 11/9 ở Mỹ. Nói chung, những gì liên quan tới tình hình chung của nền kinh tế là nằm ngoài tầm kiểm soát của nhà đầu tư. Hầu hết những nhà đầu tư trẻ sẽ là những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất nếu nền kinh tế đi xuống. Việc đầu tư lâu dài sẽ thực sự có lợi. Trong thực tế, nhiều nhà đầu tư lại sử dụng thời điểm đi xuống để mua cổ phiếu của những công ty phát triển tốt với giá rẻ.
Nếu bạn là nhà đầu tư lâu năm, thời điểm đi xuống của nền kinh tế có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho bạn nếu như bạn không chuyển phần lớn những đầu tư của mình từ thị trường chứng khoán sang các hợp đồng kinh tế hoặc sang các hình thức thu nhập cố định khác. Đây là chỗ để bạn thực hiện việc quản trị khủng hoảng cho mình. Bạn đừng buông xuôi. Nên nhớ điều đó. Vì bạn không bao giờ có thể nắm được hoặc nói trước được về nền kinh tế. Có thể nó lại thay đổi nhanh chóng ngay lập tức.

Rủi ro 2: Lạm phát

Lạm phát luôn là một vấn đề đối với các nhà đầu tư. Nó ảnh hưởng tới tất cả mọi người, bất kể họ có tích lũy hay tài khoản lớn như thế nào. Nó sẽ phá hủy giá trị đồng tiền của bạn. Chúng ta thường thích tin rằng chúng ta kiểm soát được lạm phát, nhưng đôi khi việc chữa trị lại tồi tệ hơn là căn bệnh. Tỷ lệ lãi suất cao có thể làm hạn chế bớt lạm phát, nhưng nó cũng có thể gây ra những tác động tiêu cực lên thị trường. Các nhà đầu tư thường hay rút về đầu tư vào tài sản cố định như bất động sản, vào những thời điểm lạm phát cao. Nhưng trong phần lớn các trường hợp, chứng khoán luôn là cách đảm bảo tài sản tương đối tốt để đối phó với lạm phát. Lý do là các công ty luôn có thể điều chỉnh giá để tương thích với tỷ lệ lạm phát. Một số lĩnh vực, thành phần sẽ điều chỉnh giá thường xuyên hơn các lĩnh vực khác, do vậy bạn nên đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư của mình. Các nhà đầu tư bị ảnh hưởng bởi lạm phát là do sự mất giá của đồng tiền. Những người chỉ có các nguồn thu cố định là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất. Đó là lý do tại sao bạn cần phải đầu tư một phần tài sản của mình vào chứng khoán, thậm chí ngay cả khi bạn đã nghỉ hưu.

Rủi ro 3: Giá trị trên thị trường

Giá trị trên thị trường trở thành một rủi ro khi thị trường tỏ ra bất lợi đối với đầu tư của bạn, thậm chí nó còn “xếp xó” việc đầu tư của bạn. Ví dụ, thị trường đang theo đuổi các cổ phiếu sẽ “hot” trong thời gian tới và bỏ rơi những công ty tốt lại phía sau. Một số nhà đầu tư sẽ tận dụng cơ hội này để mua cổ phiếu trước khi thị trường nhận ra tiềm năng của nó. Tuy nhiên, nó cũng có thể dẫn tới tình trạng đầu tư của bạn nằm trên đường ngang trong khi các cổ phiếu khác lại tăng theo chiều thẳng đứng.
Trong trường hợp này thì đa dạng hóa đầu tư của bạn vào các thành phần khác nhau là chìa khóa thành công. Khi bạn dàn trải các khoản đầu tư của mình, bạn sẽ có cơ hội tốt hơn để tham gia vào sự tăng trưởng chung.

Rủi ro 4: Quá bảo thủ

Không có gì là sai khi bạn tỏ ra thận trọng. Tuy nhiên, nếu quá đáng bạn có thể trở thành người bảo thủ. Nếu bạn không bao giờ chấp nhận bất cứ rủi ro nào, có thể bạn sẽ không bao giờ đi đến đâu trong việc đầu tư của mình. Bạn phải biết rằng việc dành dụm tiền vào tài khoản để cho 20 năm sau sẽ không giúp bạn có được đủ tiền để chi tiêu khi về hưu. Bạn phải sẵn sàng chấp nhận một số rủi ro. Vấn đề là bạn phải luôn để mắt đến nó. Khi bạn biết được những rủi ro trong việc đầu tư của mình và nghiên cứu tiềm năng của chứng khoán của bạn, bạn hãy ra những quyết định không chỉ giúp bạn giảm thiểu rủi ro mà còn có thể giúp bạn loại trừ những rủi ro đối với các khoản đầu tư khác.

Theo chungkhoan

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không