Kiến thức Tài chính kế toán Lợi nhuận song hành cùng rủi ro

Lợi nhuận song hành cùng rủi ro

259
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamThiên hạ ùn ùn kéo đến, cũng chỉ vì cầu lợi, thiên hạ ùn ùn kéo đi, cũng vì lợi mà đi”. Người ta lập xí nghiệp, đi buôn đi bán, suy cho cùng cũng đều là mưu lợi. Mà trong hoạt động doanh nghiệp hay buôn bán đó, luôn luôn có kèm theo sự rủi ro.
Trong cuộc cạnh tranh thị trường kịch liệt này, nhà doanh nghiệp chỉ có làm như người lính ra trận, coi thường cái chết, thấy nguy hiểm không run sợ, dám chấp nhận rủi ro, mới mong giành thắng lợi trong thương chiến.
Bất kỳ một nhà doanh nghiệp nào thường cũng đều mang ý nghĩ chạy theo mối lời mà không kìm giữ nổi cho nên muốn chinh phục, ý muốn mạo hiểm thường cùng nảy sinh một lúc. Để giành được mối lợi nhuận lớn trong cạnh tranh thị trường, các nhà doanh nghiệp thường dốc hết năng lực của doanh nghiệp mình ra, hết lần này đến lần khác, doanh nghiệp của họ càng trở nên lớn mạnh. Có thể đánh giá những nhà doanh nghiệp thành công như thế, không có sự lãnh đạo mạnh mẽ, doanh nghiệp của họ sẽ đổ vỡ. Nếu không có những mưu cao kế lạ để mạo hiểm, họ sẽ không giành được thắng lợi vẻ vang trong cạnh tranh.
Trong cuộc thương chiến kịch liệt và cam go, một khi đã nhằm trúng thời cơ, nhà doanh nghiệp nên mạnh dạn hành động, chớ nên lo sợ, nhiều nhà doanh nghiệp hiển hách một thời cũng đều thành công như thế. Mạo hiểm với xuất kỳ bất ý liền với nhau, xuất kỳ bất ý với thắng lợi lại đi đôi với nhau, cho nên mới có câu ngạn ngữ chí lý “Vận may thường hay đến với những ai dũng cảm”. Nhiều nhà doanh nghiệp hiện đại, thường thường bị mất mát trong nhiều sự hạn hẹp, đứng trước rủi ro, không phải ai cũng đều dám xông lên. Mạo hiểm là dũng cảm và khí phách của những người quyết sách thuộc tầng lớp cao trong doanh nghiệp. Trong gian nguy có sự bình an, trong mạo hiểm có lợi ích, muốn có được thành tích hơn người, phải dám mạo hiểm. Không mạo hiểm, thì lấy đâu ra cơ hội?
Đối với một nhà doanh nghiệp mà nói, rủi ro và lời lãi cùng tồn tại, nếu chỉ thấy lãi mà không biết có sự rủi ro đang tồn tại, thế thì chẳng khác gì lạc quan tếu. Nếu chỉ thấy rủi ro mà coi nhẹ sự tồn tại của lời lãi, thì sẽ mất thời cơ khó thành nghiệp lớn. Nhà kinh doanh nên nắm lấy một nguyên tắc: Trong điều kiện đã biết có rủi ro, cố hết sức để sự đầu tư của mình được tốt nhất. Trong điều kiện đã xác định được mối lời, cố hết sức để rủi ro giảm đến mức thấp nhất, tránh mạo hiểm mù quáng.
Khi nhà nước nêu ra chế độ khoán trách nhiệm, nhiều nơi ở Trung Quốc đã thực hành chế độ khoán trách nhiệm đối với giám đốc, dẫn đến cơ chế cạnh tranh, cho nên cùng với việc khơi dậy tính tích cực của nhà doanh nghiệp khi nhận khoán trách nhiệm, tăng cường sức sống cho doanh nghiệp, cũng tồn tại những vấn đề lớn nhỏ khác nhau. Một số công nhân viên chức cho rằng mình chẳng qua chỉ là anh làm thuê, kiếm được tiền hay phải đền tiền là việc của giám đốc chẳng có quan hệ gì mấy đến mình. Giải quyết vấn đề này thế nào đây? Áp dụng chế độ khoán kinh doanh tất cả mọi người thế chấp, bước vào cơ chế rủi ro là cách làm rất tốt. Bởi vì bước vào cơ chế rủi ro, vừa làm rõ được trách nhiệm khoán là do mọi người cùng ghé vai gánh chịu, lại tăng cường được ý thức làm chủ của cán bộ công nhân viên, để mọi người cùng thấy có rủi ro có sức ép tự giác quan tâm đến hiệu quả kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp, nhiệt tình lao động tăng cao và sức sống của doanh nghiệp cũng mạnh lên theo.
Ở những nơi cạnh tranh, tuy không ngửi thấy mùi thuốc súng, nhưng cũng là nơi đầy rẫy rủi ro và nguy hiểm. Ở nơi này không dùng những bàn chân e sợ rụt rè, anh muốn thắng thì không sợ phải chiến đấu, phải có dũng khí chấp nhận hai quân giáp chiến ai dũng cảm thì thắng, người nào không dám vượt rủi ro, thì không thể thành công được. Nhất là ở giai đoạn mới lập nghiệp, muốn có sự nghiệp dám mạo hiểm, phải biết mạnh dạn tiêu tiền và phải biết tiêu tiền.
Nếu một người đi buôn mà chưa lỗ vốn lần nào, thì không nên trọng dụng người đó. Bởi vì điều đó nói lên rằng anh ta thừa cẩn thận, nhưng lại thiếu gan dạ.
Rủi ro và hiệu quả thường tỉ lệ thuận với nhau. Nếu rủi ro ít thì sẽ có nhiều người đi săn đuổi cơ hội đó và hiệu quả cũng sẽ không lớn. Nếu rủi ro nhiều, thì sẽ có nhiều người nhìn mà sợ, cho nên hiệu quả thu được cũng sẽ lớn hơn. Từ ý nghĩa đó mà nói, rủi ro chính là hiệu quả, rủi ro lớn lao sẽ mang lại hiệu quả lớn lao.

Theo khoahoccongnghe

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không