Mục tiêu quan trọng hàng đầu của hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp là lợi nhuận. Nhưng lợi nhuận bao giờ cũng đi kèm với nguy cơ thua lỗ và mất mát, đó chính là “rủi ro”. Lợi nhuận càng cao thì rủi to càng lớn và doanh nghiệp càng lớn thì rủi ro cũng tăng theo.
Quản trị rủi ro là một khái niệm không mới, nhưng lại ít được doanh nghiệp quan tâm … Bởi người Việt Nam có thói quen ngại nói về các “rủi ro”; các doanh nghiệp cũng vậy, họ luôn mong muốn mọi việc suôn sẻ và tránh nói về rủi ro vì sợ điều đó sẽ trở thành sự thật. Thế nhưng, chính vì ngại nói đến rủi ro – trong khi hiển nhiên nó tồn tại song song với lợi nhuận như 2 mặt của một vấn đề – nên càng khó nhận diện và đo lường mức độ rủi ro trong hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp.
Những rủi ro tiềm ẩn bên trong
Những rủi ro xuất phát từ nội bộ doanh nghiệp thường thấy như sai lầm của lãnh đạo trong việc hoạch định chiến lược không thích hợp thời cuộc. Cơ cấu tài chính công ty không lành mạnh, không được kiểm soát chặt chẽ, phân bổ và sử dụng không hợp lý. Hoạt động kinh doanh không mở rộng và phát triển. “Chảy máu chất xám” và thiếu hụt nhân sự không đạt yêu cầu, trình độ chuyên môn và năng suất lao động của CB- CNV không được cải thiện … Thông tin nội bộ sai lệnh, rò rỉ thông tin ra bên ngoài … Công tác bảo quản cơ sở vật chất doanh nghiệp không tốt gây thất thoát, hư hao tài sản An ninh, an toàn lao động, PCCC, xử lý môi trường không được đảm bảo … Chậm tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại, chẩm đổi mới và phát triển sản phẩm … Hệ thống quản lý chất lượng được áp dụng tại công ty quá cứng nhắc hoặc quá lỏng lẻo. Xung đột giữa người lao động và người lao động trong doanh nghiệp .. Lãnh đạo doanh nghiệp không nắm rõ các quy định và luật pháp của nhà nước, và phổ biến kịp thời cho nhân viên thực thi..
… Đến môi trường bên ngoài
Rủi ro xuất phát từ bên ngoài, tác động xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể thấy được từ việc quan hệ với khách hàng không tốt, khách hàng giảm hứng thú đối với sản phẩm của doanh nghiệp, tẩy chay, không trả nợ, khiếu kiện ra tòa … Nhà cung cấp từ chối không cung cấp sản phẩm nguyên liệu đầu vào, tăng giá, ủng hộ đối thủ cạnh tranh .. Tiền tệ lạm phát, đồng tiền mất giá so với ngoại tệ thanh toán với đối tác nước ngoài, tỷ lệ lạm phát cao … Tác động từ phía đối thủ cạnh tranh: sự lớn mạnh của các đối thủ cạnh tranh về năng lực sản xuất cũng như chiến lược kinh doanh, tranh giành thị phần không lành mạnh. Sự thay đổi các chính sách vĩ mô của nhà nước cũng có thể tác động trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp. Các rủi ro bất khả kháng xảy ra ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp như: động đất, bão lụt, sóng thần ..
Làm gì để hạn chế rủi ro
Trước khi đề ra những giải pháp quản trị rủi ro, doanh nghiệp cần nhận diện nguồn gốc phát sinh rủi ro và đánh giá đúng mức độ nghiêm trọng mà rủi ro có thể mang lại. Chẳng hạn như tâm lý nhân viên không ổn định dẫn đến gia tăng chi phí, trong đó nhiều chi phí không hợp lý. Việc chậm đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm mới dẫn đến sản phẩm không còn thu hút khách hàng và kết quả là doanh số giảm. Chiến lược quảng bá truyền thông không kịp thời, linh hoạt dẫn đến hình ảnh và thương hiệu của doanh nghiệp giảm sút. Chế độ đãi ngộ nhân tài không phù hợp dẫn đến mất dần những nhân sự chủ chốt, khiến hoạt động điều hành, quản lý không hiệu quả. Việc quản lý khách hàng, công nợ thiếu chặt chẽ khiến tỷ lệ nợ khó đòi gia tăng, hiệu quả đồng vốn thấp … Không chú trọng đến việc nghiên cứu về thị trường, không am hiểu về những đối thủ cạnh tranh sẽ làm cho việc hoạch định chiến lược kinh doanh không đúng hướng …
Một khi doanh nghiệp đo lường được mức độ rủi ro hoăc ít ra là nhận diện đầy đủ các yếu tố rủi ro trong hoạt động kinh doanh đầu tư của mình thì nguy cơ dẫn đến thất bại đã giảm đi đáng kể. Theo “bản năng” tồn tại, các doanh nghiệp sẽ tìm kiếm những giải pháp để triệt tiêu hoặc ít ra là giảm thiểu những rủi ro đó.
Trước đây doanh nghiệp thường chú ý đến rủi ro về mặt tài chính hoặc trong từng dự án đầu tư cụ thể mà không xem xét mối tương quan toàn diện trong doanh nghiệp. Nhưng hiện nay, khi sự cạnh tranh đã được mở rộng bởi phạm vi thị trường ngày càng có xu hướng toàn cầu hóa, cơ hội nhiều hơn và rủi ro cũng phức tạp hơn. Do vậy, việc quản trị và phòng ngừa các rủi ro trong doanh nghiệp ít nhiều đã có thị phần và thương hiệu. Đa số lãnh đạo các doanh nghiệp ý thức được về rủi ro tiềm ẩn đã thuê tư vấn bên ngoài (out – sourcing) là các công ty tư vấn kiểm toán và quản trị rủi ro cho doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, các nhà tư vấn này có sự chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm và tính khách quan nhưng họ không “nằm” trong công ty và không “sống” cùng công ty hàng ngày nên nhìn nhận về rủi ro của họ khó có thể được toàn diện và sâu sắc. Do đó một số công ty đã lựa chọn việc thành lập riêng bộ phận chức năng quản trị rủi ro trong doanh nghiệp và người đứng đầu bộ phận này được gọi là giám đốc quản trị rủi ro (Risk Manager). Bộ phận này nếu kịp thời phát hiện và xử lý những rủi ro khi chúng chỉ mới vừa xuất hiện sẽ giúp cho bộ máy doanh nghiệp luôn vận hành suôn sẻ. Và một kh “cơ thể” doanh nghiệp vững mạnh, hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận sẽ tăng lên.
Nhạy bén với thời cuộc, đo lường hết các khó khăn và rủi ro, tìm được những giải pháp hiệu quả nhất khắc phục cho hoạt động đầu tư, kinh doanh, doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển bền vững
Theo VCCI
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông